Từ đầu tháng 5 đến nay, nguồn tôm nguyên liệu vẫn đảm bảo cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu chứ không hề thiếu hụt, nên giá tôm chỉ có giảm chứ không tăng như những dự báo trước đó của doanh nghiệp và ngành chức năng. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, khả năng giá tôm sẽ tăng trở lại từ đầu quý III là rất lớn.
Năm nay, tình hình hạn gay gắt và độ mặn cao kéo dài, cùng với đó là dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu khiến sức tiêu thụ tôm giảm, kéo theo giá tôm giảm theo, đặc biệt là trong tháng 3, nên tiến độ thả nuôi cũng chậm hơn so với cùng kỳ do người nuôi lo sợ rủi ro. Tuy nhiên, nhờ Việt Nam khống chế tốt dịch Covid-19, trong khi nhiều nước sản xuất tôm lớn như: Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và thậm chí cả Thái Lan vẫn còn loay hoay chống dịch Covid-19 khiến nghề nuôi và chế biến tôm bị đình trệ, chuỗi cung ứng tôm toàn cầu bị đổ gãy, giá tôm tăng trở lại từ đầu tháng 4.
Những diễn biến trên cùng với kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước trong tháng 4 tăng mạnh so với bình quân 3 tháng đầu năm, nên tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Sóc Trăng ngày 8-5, hầu hết các ý kiến đều nghiêng về khả năng sẽ thiếu hụt tôm nguyên liệu ngay trong tháng 5 và giá tôm nguyên liệu sẽ tiếp tục ổn định, thậm chí khả năng tăng thêm kể từ tháng 5. Tuy nhiên, tất cả gần như bị đảo lộn, khi nguồn cung tôm nguyên liệu vẫn đảm bảo cho các nhà máy chế biến, xuất khẩu suốt tháng 5 và giá tôm đã quay đầu giảm.
Việc đảm bảo nguồn cung tôm nguyên liệu trong nước từ tháng 5 đến nay thoạt nhìn có đôi chút bất ngờ, nhưng nếu theo dõi sát tình hình vụ nuôi cũng như các yếu tố tác động khác sẽ thấy điều này là hoàn toàn hợp lý. Tuy tiến độ thả nuôi năm nay có chậm hơn so với mọi năm, nhưng phần lớn diện tích thả nuôi đều là những mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh hoặc siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nên sản lượng tôm trong 4 tháng đầu năm chỉ giảm nhẹ 5,6% so với cùng kỳ. Nguồn cung tôm giảm nhẹ nhưng cùng lúc sức tiêu thụ tôm thế giới tiếp tục giảm vì dịch Covid-19 nên cán cân cung – cầu không có sự lệch pha lớn.
Thu tỉa tại Xí nghiệp Nuôi tôm Xuân Phú của Công ty Sao Ta
Nguyên nhân thứ hai khiến nguồn cung tôm nguyên liệu trong tháng 5 không bị thiếu hụt là do thời tiết chuyển mùa, nhiều diện tích tôm bị sốc, người nuôi phải thu hoạch sớm, tôm cỡ nhỏ nhiều, trong khi các nhà máy đang thiếu lao động, nên công suất chế biến giảm. Từ giữa tháng 5 đến nay, thời tiết khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang vào giai đoạn chuyển từ mùa nắng nóng sang mùa mưa, nên tôm nuôi dễ bị sốc, nhiều diện tích phải thu hoạch sớm, tôm cỡ nhỏ nhiều. Một số vùng khác do ảnh hưởng độ mặn cao, thiếu nguồn nước cấp khiến việc nuôi gặp khó khăn cũng phải thu hoạch sớm, hoặc thu tỉa bớt để giảm mật độ nuôi.
Tại vùng nuôi của Xí nghiệp Nuôi tôm Xuân Phú của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cũng phải thu tỉa bớt do nguồn nước bị thiếu hụt. Anh Ngô Văn Nghiệp – Giám đốc quản trị xí nghiệp cho biết: “Khu vực này thường xuyên thiếu nước trong tháng 5 và tháng 6, nên dù mật độ thả nuôi bình quân 200 con/m2, nhưng do tỷ lệ tôm sống đạt cao, chúng tôi vẫn phải thu tỉa bớt. Hiện mỗi ngày xí nghiệp thu khoảng 40 – 50 tấn tôm cỡ 50 – 60 con/kg vì nếu không sẽ không đủ nước để duy trì mật độ thả nuôi”.
Trong khi nguồn cung tôm nhỏ đang khá dồi dào thì các nhà máy lại thiếu hụt lao động, nên công suất chế biến cũng giảm đi. Dù trong tỉnh có nhiều lao động thất nghiệp từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương hay Đồng Nai trở về nhưng các nhà máy đều rất khó khăn trong tuyển dụng số lao động này do họ vẫn còn nguồn thu nhập từ trợ cấp mất việc do dịch Covid-19, nguồn bảo hiểm thất nghiệp và đặc biệt là số lao động này vẫn muốn tìm kiếm cơ hội việc làm mới từ các địa bàn trên. Những lý do trên cùng với sức tiêu thụ tôm từ các thị trường vẫn chưa hồi phục mạnh nên giá tôm khu vực đồng bằng sông Cửu Long quay đầu giảm trong tháng 5, chứ không tăng như dự báo khiến không ít người nuôi tôm có đôi chút bất ngờ và hụt hẫng.
Sau thời gian tạm lắng, từ cuối tháng 5, tiến độ thả nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu tăng trở lại, nhằm đón đầu thị trường ngay từ quý III năm 2020.
Theo ghi nhận của chúng tôi, nếu như đầu tháng 5, giá tôm thẻ loại 100 con/kg vẫn còn ở mức 89.000 – 100.000 đồng/kg; loại 70 con/kg giá 100.000 – 111.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 138.000 – 148.000 đồng/kg, loại 20 con/kg giá 214.000 – 224.000 đồng/kg thì đến trung tuần tháng 5, giá tôm thẻ tại hầu hết các kích cỡ bắt đầu có xu hướng giảm dần và đến những ngày cuối tháng 5 này, giá tôm thẻ loại 100 con/kg chỉ còn khoảng 82.000 – 86.000 đồng/kg, loại 70 con/kg giá phổ biến khoảng 101.000 đồng/kg, cao nhất cũng chỉ 105.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ cỡ lớn sau thời gian đứng ở mức cao cũng quay đầu giảm. Cụ thể, tôm thẻ loại 30 con/kg hiện chỉ còn 126.000 – 132.000 đồng/kg, còn loại 20 con/kg cao nhất cũng chỉ đạt 205.000 đồng/kg, tức giảm khoảng 20.000 đồng/kg so với tuần đầu tháng 5.
Hiện tại giá hầu hết các kích cỡ tôm đều giảm so với đầu tháng 5, nhưng nếu người nuôi đạt năng suất thì vẫn đạt mức lợi nhuận khá. Theo các doanh nghiệp, với giá bán 105.000 đồng/kg đối với tôm thẻ loại 70 con/kg như hiện tại, nếu nuôi đạt năng suất, người nuôi vẫn có lãi khoảng 30.000 – 35.000 đồng/kg. Riêng đối với tôm thẻ cỡ lớn, dù giá giảm trên 20.000 đồng/kg, nhưng nếu nuôi đạt năng suất và hệ số FCR hợp lý, người nuôi vẫn có mức lãi 70 – 80%. Do đó, dù có đôi chút hụt hẫng về giá tôm, nhưng tiến độ thả giống tại hầu hết các vùng nuôi ở Sóc Trăng cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã tăng trở lại, bởi theo quy luật, giá tôm thường tăng trở lại từ tháng 9 – 10 khi các doanh nghiệp bước vào cao điểm thu mua, chế biến phục vụ các đơn hàng lễ, tết cuối năm đến tận đầu năm sau.
Theo các doanh nghiệp, khả năng giá tôm sẽ được duy trì ở mức tốt ngay đầu quý III, tức sớm 1 tháng so với 2 năm gần đây. Cơ sở cho nhận định trên là do: tồn kho các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản không nhiều. Các cường quốc nuôi tôm như: Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và thậm chí cả Thái Lan đều đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19 và thời tiết, nên theo dự đoán khả năng nguồn cung các nước này sẽ giảm ở mức từ 20% trở lên. Hay nói cách khác, khả năng cung giảm mạnh hơn so với cầu là rất dễ xảy ra, nên giá tôm sẽ tốt hơn kể từ đầu quý III.
Nguồn tin: Báo Sóc Trăng
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
- Điện gió ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở Bạc Liêu
Tin mới nhất
T4,09/10/2024
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
- Điện gió ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở Bạc Liêu
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt