[Người nuôi tôm] – Dịch bệnh do vi sinh vật luôn là mối đe dọa đối với sức khỏe của tôm và cá, dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất tại các trại nuôi. Vì vậy, an toàn sinh học trở thành yếu tố then chốt trong nuôi trồng thủy sản, hướng tới sự phát triển bền vững và hiệu quả cho ngành trong tương lai.
An toàn sinh học trở thành yếu tố then chốt trong nuôi trồng thủy sản
Thách thức trong nuôi trồng thủy sản (NTTS)
Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, cung cấp nguồn thực phẩm và đóng góp vào sinh kế quốc gia. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Những yếu tố này không chỉ gây tổn thất về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và sự phát triển bền vững. Điển hình, trong những năm gần đây, các dịch bệnh cố hữu trên tôm như đốm trắng WSSV, hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND/EMS), bệnh phân trắng,… vẫn luôn là mối lo ngại của bà con nuôi tôm.
Điển hình, ngay từ đầu vụ tôm mới năm 2025, tỷ lệ tôm nhiễm TPD và EHP rất cao, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Bệnh TPD và EHP gây nhiều thiệt hại cho ngành nuôi tôm, nhưng đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị tận gốc bệnh TPD và EHP. Trước thực trạng trên, an toàn sinh học (ATSH) là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của vụ nuôi. Việc theo dõi sát sao, chăm sóc hợp lý và duy trì môi trường nuôi tốt là chìa khóa giúp người nuôi giảm thiệt hại do bệnh gây ra.
Tầm quan trọng của ATSH
ATSH bao gồm việc tuân thủ các quy tắc quản lý chặt chẽ để ngăn chặn các mầm bệnh đặc trưng xâm nhập vào hệ thống hoặc giảm số lượng mầm bệnh, để ngăn ngừa động vật không bị nhiễm bệnh, tránh khỏi sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh hoặc ký sinh trùng. Kiểm dịch, vệ sinh và khử trùng là tất cả các yếu tố quan trọng của ATSH. Áp dụng các biện pháp ATSH đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích bền vững.
Giảm thiểu rủi ro dịch bệnh
ATSH giúp ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của các mầm bệnh nguy hiểm như virus đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) ở tôm, bệnh gan thận mủ ở cá,… giảm phụ thuộc vào kháng sinh, hạn chế tình trạng kháng thuốc và ô nhiễm môi trường.
Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
Khi thủy sản ít bệnh, tốc độ tăng trưởng sẽ ổn định và đạt hiệu quả cao hơn. Giúp sản phẩm sạch, không tồn dư hóa chất, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản trên thị trường, đặc biệt là xuất khẩu.
Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái
Đảm bảo ATSH giúp hạn chế ô nhiễm nguồn nước do dịch bệnh và chất thải từ ao nuôi, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh từ khu vực nuôi trồng ra tự nhiên. Khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế hóa chất để duy trì cân bằng của hệ sinh thái nước.
Đáp ứng yêu cầu của thị trường và xuất khẩu
Các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản có tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm và ATSH. Việc tuân thủ quy trình ATSH giúp nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tăng hiệu quả kinh tế và giảm chi phí sản xuất
ATSH tốt góp phần giảm tổn thất do dịch bệnh, hạn chế chi phí điều trị và thay thế đàn giống mới. Tối ưu hóa quy trình nuôi, giảm hao hụt, tăng lợi nhuận cho người nuôi. Giúp ngành thủy sản phát triển bền vững, tránh các rủi ro về môi trường và dịch bệnh trong dài hạn.
Chất diệt khuẩn: Yếu tố then chốt cho chiến lược ATSH
Chất diệt khuẩn hiệu quả và an toàn là một vấn đề thiết yếu của mọi chiến lược ATSH trong nuôi trồng thủy sản. Thuốc diệt khuẩn được sử dụng để giảm nguy cơ lây lan các dịch bệnh cũng như kiểm soát các tác nhân gây bệnh: virus, vi khuẩn và nấm trong quá trình nuôi tôm, cá. Các chương trình ATSH trong trang trại phụ thuộc vào hiệu quả của chất diệt khuẩn trong nhiều điều kiện khác nhau (lượng hữu cơ, độ mặn, nhiệt độ…), không gây rủi ro cho người lao động và vật nuôi.
Với thành phần chính gồm: Kali Monopersulphat, muối, chất đệm, axit hữu cơ, chất tẩy rửa và chất ổn định, Nadis là chất sát trùng phổ rộng được thiết kế để hỗ trợ các chương trình ATSH trong NTTS.
Các hợp chất của Nadis khi tiếp xúc với nước nhanh chóng kích hoạt một chuỗi phản ứng hóa học, tạo ra hỗn hợp tổng hợp gồm sáu chất diệt khuẩn khác nhau. Những chất này hoạt động hiệu quả chống lại các mầm bệnh bằng cách phá vỡ các liên kết sulfur trong protein và ADN, gây ra tổn thương không thể phục hồi cho màng tế bào, đồng thời làm suy yếu quá trình trao đổi chất của tế bào và các thành phần virus. Đặc biệt, Nadis có khả năng phân hủy sinh học 100%, điều này làm cho sản phẩm trở thành lựa chọn lý tưởng cho nuôi trồng thủy sản cũng như khử trùng vật liệu, trang thiết bị, bề mặt bể và nước nuôi.
Nadis tạo ra sáu chất diệt khuẩn
Cơ chế hoạt động:
• Natri Clorua bị oxy hóa bởi Kali Monopersulphat (KMPS), giải phóng clo tự do (Cl2).
• KMPS cũng giải phóng ozone (O3) khi hòa tan trong nước, và ozone nhanh chóng phân ly thành oxy nguyên tử (O-).
• Clo tự do tương tác với axit sulfonic, tạo thành phức chất trung gian, phức chất này sau đó bị thủy phân để giải phóng axit hypochlorous (HOCl). Tiếp theo, HOCl sẽ tạo ra các ion hydroxyl (OH-).
• Clorua được giải phóng từ phức hợp trung gian trong phản ứng, dẫn đến sự hình thành thêm natri clorua, cung cấp nhiên liệu cho chu trình phản ứng tuần hoàn.
Cách dùng:
Hòa tan Nadis trước khi sử dụng ở nồng độ 1% (tương ứng 1 kg/100 lit nước).
Chất diệt khuẩn là công cụ quan trọng trong quản lý ATSH trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường cũng như sức khỏe của thủy sản, việc lựa chọn loại sản phẩm phù hợp, sử dụng đúng liều lượng và kết hợp thêm với các phương pháp quản lý khác là vô cùng cần thiết.
Tân Sao Á
Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Tân Sao Á là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thủy sản, chuyên sản xuất và cung cấp thuốc thú y, nguyên liệu thức ăn, dinh dưỡng, sát trùng, vi sinh và khoáng chất cho tôm, cá, gia súc, gia cầm.
Với sứ mệnh trở thành một trong những công ty hàng đầu cung cấp giải pháp cho ngành nuôi trồng thủy sản, Công ty TNHH Tân Sao Á (Tân Sao Á) không ngừng đổi mới theo phương châm “Giải pháp để thành công”. Đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo cùng lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, góp phần phát triển cộng đồng với tiêu chí “Luôn Nhiệt Huyết – Trách Nhiệm”.
Sau 20 năm hoạt động, Tân Sao Á đã xây dựng uy tín vững chắc về chất lượng sản phẩm, phục vụ khách hàng trải dài từ miền Trung đến Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 200 đại lý trên toàn quốc. Tân Sao Á tự hào là nhà phân phối chính thức của Tập đoàn Nutriad International NV – Bỉ, Adisseo, Tập đoàn Devee và Lucky Star – Đài Loan.
Hiện tại, công ty cung cấp hơn 100 sản phẩm dành cho gia súc, gia cầm, tôm, cá và các vật nuôi khác, được bà con chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tin tưởng sử dụng. Trong tương lai, công ty đặt mục tiêu mở rộng hoạt động và phát triển ra thị trường các nước trong khu vực ASEAN.
Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH TÂN SAO Á
Đ/c: 149 Phạm Văn Sáng, XTT, Hóc Môn, TP. HCM
Hotline: (028) 3590 1145
Email: tansaoaltd@tansaoa.com
Website: www.tansaoa.com
- Kháng sinh trong nuôi tôm: Từ lạm dụng đến kiểm soát hiệu quả
- Tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày: “Khoảng thở” cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm
- Giá tôm tăng nhưng khối lượng vẫn chưa bứt phá
- Thuế quan tạm hoãn: Thủy sản Việt Nam tạm thoát “vòng xoáy” áp thuế Hoa Kỳ
- Quản lý tốt tôm nuôi nước lợ trong thời điểm nắng nóng
- Giá tôm nguyên liệu dự báo sẽ tiếp tục giảm
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Tái định hình thức ăn thủy sản: Mở đường cho các giải pháp thế hệ tiếp theo có khả năng mở rộng
- Các lô hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ rời bến trước ngày 5/4 có được miễn trừ thuế bổ sung 10%?
- 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2025
Tin mới nhất
T7,12/04/2025
- Kháng sinh trong nuôi tôm: Từ lạm dụng đến kiểm soát hiệu quả
- Tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày: “Khoảng thở” cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm
- Giá tôm tăng nhưng khối lượng vẫn chưa bứt phá
- Thuế quan tạm hoãn: Thủy sản Việt Nam tạm thoát “vòng xoáy” áp thuế Hoa Kỳ
- Quản lý tốt tôm nuôi nước lợ trong thời điểm nắng nóng
- Giá tôm nguyên liệu dự báo sẽ tiếp tục giảm
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Tái định hình thức ăn thủy sản: Mở đường cho các giải pháp thế hệ tiếp theo có khả năng mở rộng
- Các lô hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ rời bến trước ngày 5/4 có được miễn trừ thuế bổ sung 10%?
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân