BẬC “ĐẾ VƯƠNG” TRONG CÁC LOÀI CÁ
Cá rồng có tên khoa học là Scleropages formosus, một loài rất hiếm gặp. Đây là loài cá có kích thước lớn, chiều dài cơ thể có thể tới 90cm và trọng lượng hơn 7kg khi trưởng thành.
Sở dĩ cá rồng có giá cao là bởi hình dáng và thần thái sang trọng, quý phái khác biệt với các loại cá khác. Cá rồng hấp dẫn bởi có bộ vảy lớn, óng ánh màu sắc như vảy vàng; môi dưới có hai râu dài hệt như râu rồng… Với thân hình dài, dáng bơi luôn khoan thai, mềm mại như “long chầu”; thế nhưng khi cần săn mồi thì nó vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt tựa “hổ phục”… Bởi thế, giới chơi cá cảnh các nước châu Á như: Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,… và Việt Nam đều tôn vinh cá rồng là “ông hoàng” của các loài cá cảnh.
Nhiều người nuôi cá rồng vì đơn thuần để phục vụ cho thú đam mê cá cảnh, nhưng cũng không hiếm người chơi dòng cá này vì ý nghĩa phong thủy mang lại.
Những người chơi cá quan niệm rằng, cá rồng là biểu tượng của sự quyền quý, may mắn và thịnh vượng. Có được một bể cá rồng trong nhà là có sức mạnh trấn tà ma xui rủi, đón tài lộc, phúc đức vào nhà,…
Cá rồng màu đỏ được quan niệm để tránh xui xẻo, mang lại may mắn. Còn cá rồng vàng, trắng thì được cho rằng đem lại tài lộc và sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Theo dân chơi chuyên nghiệp, cá rồng được phân thành bốn loại cơ bản: ngân long (màu trắng), kim long (màu vàng), thanh long (màu xanh) và huyết long (màu đỏ). Trong đó, ngân long là dòng rẻ nhất, giá 300.000 – 500.000 đồng/con và cá huyết long là dòng đắt nhất, có thể lên đến hàng nghìn USD mỗi con.
Cá rồng huyết long bình thường đã quý hiếm, nhưng những dòng cá bị dị tật bẩm sinh thường có giá “khủng” hơn cả.
THÚ CHƠI TỐN KÉM
Được mệnh danh là “đế vương” trong thế giới cá cảnh, cá rồng khiến bất cứ dân chơi nào đã trót “say mê” đều phải bỏ ra không ít tiền bạc, công sức, thời gian để chăm sóc, duy trì vẻ đẹp của nó.
Để “săn” được cá rồng độc và lạ, có người còn bỏ công sức sang tận Indonesia, Malaysia – được coi là đại bản doanh với những trại cá lớn. Có những con cá giá lên tới cả trăm triệu đồng. Mỗi con cá rồng nhập về đều được gắn một con chip điện tử và giấy chứng nhận như giấy khai sinh. Nhờ đó, người nuôi có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ của cá.
Sở hữu một con cá rồng đẹp đã khó nhưng để chăm sóc và nuôi dưỡng loại cá “vua” này cũng kỳ công không kém.
Trong việc nuôi cá rồng, bể nuôi phải dài từ 1,5m trở lên để cá có thể phát triển bình thường. Cần trang bị máy đo độ PH, máy tạo khí, máy sưởi để nhiệt độ trong bể nước luôn đảm bảo ở mức 28 – 300C.
Nguồn nước nuôi cá cũng phải được chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng để đảm bảo môi trường cho cá sống khoẻ, không bị nhiễm bệnh. Những loại máy móc này kéo theo một khoản lớn tiền điện mỗi tháng.
Ngoài cá rồng, chủ nhân cũng phải nuôi kèm nhiều loại cá khác cho sinh động. Trong đó không thể thiếu bộ ba tam tài, gồm: cá rồng, cá hổ và cá sam. Cá rồng ở tầng nước cao và luôn giành vị trí độc tôn, cá sam ở tầng nước đáy còn cá hổ ở tầng giữa. Dân chơi cá gọi bộ ba này là Long Hổ Sam và chi phí để sở hữu bộ ba này cũng ngót nghét tiền trăm triệu…
Hạnh Nguyên
- Cá rồng li>
- đại gia Việt li> ul>
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt