[Người Nuôi Tôm] – Với sản lượng kiểm dịch lên tới 40 – 50 tỷ con mỗi năm, việc số hóa toàn bộ quy trình không chỉ giúp rút ngắn thời gian, giảm thiểu thủ tục hành chính mà còn minh bạch hóa thông tin, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và nâng cao chất lượng tôm giống.
Mỗi năm, Ninh Thuận cung cấp từ 40 – 50 tỷ con tôm giống, chiếm 1/3 nhu cầu tôm giống của cả nước
Ninh Thuận tiên phong chuyển đổi số ngành tôm giống
Với quy mô sản xuất lớn (40 – 50 tỷ con giống mỗi năm), công tác kiểm dịch tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng, an toàn dịch bệnh và giữ vững uy tín cho thương hiệu tôm giống Ninh Thuận. Mỗi ngày, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phải xử lý từ 250 – 300 hồ sơ kiểm dịch chỉ riêng cho đối tượng tôm giống. Các công đoạn kiểm dịch truyền thống bao gồm tiếp nhận hồ sơ khai báo, thu mẫu xét nghiệm, nắm bắt nhật ký sản xuất, giám sát dấu hiệu lâm sàng, kiểm tra điều kiện vệ sinh thúy, công tác phòng chống dịch bệnh của cơ sở và tình trạng tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển. Tất cả các lô hàng đều phải được giám sát kỹ lưỡng trước khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất tỉnh.
Trước đây, toàn bộ quy trình kiểm dịch được thực hiện thủ công, theo từng hồ sơ riêng lẻ. Doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh phải đến trực tiếp Chi cục Chăn nuôi và Thú y để khai báo bằng văn bản mẫu. Cán bộ kiểm dịch sau đó sẽ tiếp nhận hồ sơ, sắp xếp thời gian thu mẫu, giám sát thực tế tại cơ sở và kiểm tra các biểu hiện lâm sàng. Nếu lô hàng đáp ứng yêu cầu, doanh nghiệp lại phải quay lại Chi cục để nhận giấy chứng nhận kiếm dịch xuất tỉnh. Quy trình con thoi này không chỉ gây tốn kém thời gian, công sức đi lại cho cả người dân, doanh nghiệp mà còn tạo gánh nặng hành chính lớn cho cán bộ kiểm dịch.
Nhận thức được những thách thức này, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận đã mạnh dạn triển khai một giải pháp đột phá: ứng dụng phần mềm kiểm dịch trực tuyến tích hợp mã QR. Đây là một bước tiền quan trọng, đưa toàn bộ quy trình từ khai báo, thực hiện thủ tục, thanh toán phí đến nhận kết quả lên môi trường trực tuyến.
Quy trình kiểm dịch “3 không”
Từ ngày 15/3/2025, hệ thống kiểm dịch mới đã chính thức được triển khai. Mỗi doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tôm giống được cấp một tài khoản riêng trên hệ thống. Bản khai báo điện tử sẽ được hệ thống chấp nhận, giúp kiểm dịch viên nắm bắt và giám sát lô hàng ngay tại cơ sở một cách nhanh chóng. Việc thanh toán phí kiểm dịch cũng được thực hiện dễ dàng thông qua hình thức chuyển khoản trực tuyến.
Quy trình kiểm dịch số được thực hiện như sau: Sau khi doanh nghiệp khai báo thông tin trên môi trường điện tử, cán bộ kiểm dịch sẽ được bố trí sẵn tại các địa bàn để thực hiện các thao tác thu mẫu, kiểm tra lâm sàng và kiểm tra vệ sinh thú y. Toàn bộ thông tin giám sát được chuyển trực tuyển về bộ phận hành chính một cửa. Nếu lô hàng đạt yêu cầu và người dân, doanh nghiệp hoàn tất thanh toán phí trực tuyến, hồ sơ kết quả kiểm dịch sẽ được trả qua môi trường điện tử, bao gồm giấy chứng nhận kiểm dịch xuất tỉnh, các kết quả xét nghiệm, kiểm tra lâm sàng, tất cả đều găn với mã QR kèm theo. Doanh nghiệp có thể tự in ra và mang theo khi vận chuyển hàng hóa, giúp việc kiểm soát tại địa phương nơi tiếp nhận con giống trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Mã QR này cho phép truy cập trực tiếp vào hồ sơ gốc của lô hàng, đảm bảo tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc.
Ông Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận cho biết, Cũng khối lượng công việc kể trên, nhưng từ ngày 01/3/2025, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận chỉ còn 12 công chức, trong đó chỉ có 4 công chức có chuyên môn thực hiện công tác kiểm dịch giống thủy sản nhưng công việc vẫn được hoàn thành tốt. Điều này cho thấy việc số hóa đã giúp tinh gọn bộ máy, tăng cường hiệu suất làm việc mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc. “Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính bằng cách áp dụng công nghệ số, cơ quan nhà nước hoạt động hiệu quả hơn với phương châm 3 không: không giấy, không tiền mặt và không gặp người dân”, ông Thịnh cho biết thêm.
Tầm nhìn và vị thế tiên phong
Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn những thách thức nhất định trong công tác kiểm dịch. Ông Huỳnh Minh Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận cho biết, sở di công tác kiểm dịch tôm giống mới chỉ đạt 82% số lượng tôm giống sản xuất ra là do một số trại sản xuất tôm giống còn trốn tránh kiểm dịch, hoặc khai báo không đầy đủ, đặc biệt là phần tôm khuyến mãi. Ví dụ, một trại xuất bán 1 triệu con tôm giống nhưng thực tế trên xe có đến 1,5 triệu con, với 500.000 con thừa ra để khuyến mãi cho khách hàng, và số lượng này thường không được khai báo trong giấy chứng nhận kiểm dịch. Tình trạng này gây khó khăn cho việc kiểm soát toàn diện và đầy đủ.
Quá trình số hóa trong công tác kiểm dịch tôm giống quy mô lớn tại Ninh Thuận không chỉ là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thủy sản mà còn góp phần xây dựng nền sản xuất minh bạch, hiệu quả và bền vững. Nhờ ứng dụng công nghệ, quy trình kiểm dịch trở nên nhanh chóng, chính xác và dễ dàng truy xuất, từ đó giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, đảm bảo chất lượng con giống trước khi đưa vào nuôi thương phẩm. Đây cũng là tiền đề để tăng cường liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị thủy sản, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm tôm giống Ninh Thuận trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Với định hướng đúng đắn và quyết tâm cao, Ninh Thuận đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc áp dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là ngành sản xuất và kiểm dịch tôm giống.
Phương Nhung (tổng hợp)
- công nghệ cao li>
- kiểm dịch li>
- ngành nuôi tôm giống li>
- số hoá li>
- tôm giống li> ul>
- Giám sát tôm hùm giống: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
- Di truyền tôm thẻ chân trắng: Xu hướng hiện tại và tương lai
- Hà Tĩnh: Tăng cường kiểm soát chất lượng tôm giống vụ xuân – hè 2025
- Kiểm soát chất lượng tôm giống mùa vụ 2025: Bước đệm quan trọng
- Tôm giống chất lượng cao: Những đặc điểm nổi bật
- Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất tôm giống
- Thị trường tôm bố mẹ tại một số quốc gia giai đoạn 2022-2023: Lo lắng và bi quan?
- Infographic – Tổng quan ngành tôm giống Việt Nam
- Ngành sản xuất tôm giống Việt Nam: Cần đẩy mạnh tốc độ phát triển tôm bố mẹ
- Kinh nghiệm lựa chọn tôm giống chất lượng
Tin mới nhất
T7,26/07/2025
- Nuôi trồng thuỷ sản: Tạo hơn 20 triệu việc làm vào năm 2050
- Số hoá kiểm dịch: Bước đột phá trong ngành giống
- Phụ gia từ tảo: Cải thiện tăng trưởng và rút ngắn chu kì lột xác của tôm
- Việt Nam vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 vào Singapore
- Công nghệ cao, tuần hoàn nước giúp tăng năng suất tôm nuôi tới 16 lần
- Cấp cứu khí độc sau mưa: Sử dụng yucca đúng cách trong ao nuôi tôm
- Thuốc & chế phẩm sinh học trong NTTS: Chớ để vàng thau lẫn lộn
- Chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu: Những thách thức trong nuôi tôm
- Chính sách thuế mới: Minh bạch hoá cho hộ kinh doanh thuỷ sản
- Dabaco: Mở rộng đầu tư vào thức ăn thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân