[Người Nuôi Tôm] – Ngày 19/4/2025, tại Bến Tre, Công ty TNHH Thủy sản Tâm Việt (Tâm Việt) phối hợp cùng Đại lý Thủy sản Trung Nhàn tổ chức hội nghị chủ đề “Chia sẻ ứng dụng công nghệ sinh học toàn diện cho nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm công nghệ cao trước thách thức dịch bệnh EHP, TPD, bệnh ghép, thoái hóa, ô nhiễm môi trường và nhờn kháng sinh”. Sự kiện đã thu hút gần 150 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan quản lý, đại diện doanh nghiệp đồng hành và đông đảo người nuôi tôm trên địa bàn.
Toàn cảnh Hội nghị
Hội nghị vinh dự có sự tham gia của ông Huỳnh Văn Cung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre đại diện Phòng Nông nghiệp huyện Thạnh Phú, cùng các doanh nghiệp cung ứng vật tư thủy sản uy tín và đông đảo bà con nuôi tôm. Tại diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận về những thách thức nghiêm trọng của ngành tôm, đặc biệt là tình hình dịch bệnh phức tạp từ cuối năm 2024 đến đầu năm 2025, với các bệnh như TPD, EHP, gan tụy và phân trắng. Hội nghị đã phân tích sâu các nguyên nhân cốt lõi, giúp người nuôi nhận diện rõ những vấn đề như dư lượng hóa chất, suy thoái môi trường nuôi và tình trạng kháng kháng sinh, những yếu tố cản trở hiệu quả phòng và trị bệnh cho tôm.
Hóa chất không còn là “cứu cánh”
Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ sự bùng phát và lây lan khó kiểm soát của nhiều bệnh nguy hiểm. Các bệnh như hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND), bệnh đồm trắng (WSSV) và bệnh phân trắng (WFS) không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi mà còn đe dọa sự phát triển bền vững của toàn ngành.
Không chỉ dừng lại ở những vấn đề đã tồn tại, ngành tôm còn phải đối mặt với những thách thức mới trong bối cảnh các loại bệnh cố hữu như EHP, EMS,… vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhiều bệnh mới và nguy hiểm như TPD cùng với một loại bệnh chưa được xác định cụ thể gây ra hiện tượng tôm chết sớm và nhanh chóng, đang bùng phát mạnh mẽ, gây thiệt hại nặng nề trong thời gian gần đây. Điều đáng lo ngại là cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh này. Do đó, phòng bệnh và an toàn sinh học trở thành những yếu tố quyết định thành công hay thất bại của mỗi vụ nuôi.
Trong nhiều năm qua, hóa chất đã trở thành công cụ phổ biến để xử lý nước, diệt khuẩn và cải thiện chất lượng nước ao nuôi tôm. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất không kiểm soát đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng và ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, như ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên. Lạm dụng hóa chất còn tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, làm giảm hiệu quả kiểm soát dịch bệnh. Hơn nữa, dư lượng hóa chất là rào cản lớn cho việc xuất khấu tôm sang các thị trường khó tính.
Trong bối cảnh này, hội nghị giữa công ty Tâm Việt và đại lý Trung Nhàn đã trở thành diễn đàn quan trọng kết nối doanh nghiệp, đại lý và người nuôi, nhằm chia sẻ thông tin và giải pháp để hướng đến nuôi tôm bền vững. Qua phân tích, các diễn giả đã giúp nông dân nhận diện những vẫn đề phổ biến như: dư lượng hóa chất, thoái hóa môi trường và kháng kháng sinh do lạm dụng, gây khó khăn trong phòng và điều trị bệnh.
Ông Lê Văn Trung, chủ đại lý Trung Nhàn, chia sẻ: “Chúng tôi đã hoạt động nhiều năm trong ngành thủy sản và cũng đã trải qua không ít khó khăn như dịch bệnh và biến động giá cả, gây thiệt hại lớn cho đại lý và khách hàng nuôi. Vì vậy, đại lý Trung Nhàn luôn trăn trở và mong muốn xây dựng một quy trình, mô hình nuôi hoàn chỉnh, phù hợp với nhu cầu của người nuôi.”
Ông Nguyễn Văn Rí, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Tâm Việt phát biểu tại hội nghị
Quy trình sinh học toàn phần: Lựa chọn thông minh cho vụ nuôi
Nhận thức rõ những bất cập trên, đội ngũ các nhà khoa học và kỹ sư tại Tâm Việt đã dày công nghiên cứu và phát triển một quy trình nuôi tôm hoàn toàn dựa trên sức mạnh của hệ sinh thái vi sinh vật có lợi, quy trình ứng dụng sinh học toàn phần trong nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm công nghệ cao. Quy trình này đã được triển khai thành công trong thực tế.
Thay vì tiêu diệt toàn bộ hệ vi sinh vật bằng hóa chất, Tâm Việt tập trung vào việc xây dựng một quần thể vi sinh vật cân bằng và đa dạng, có khả năng tự nhiên, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh và phân hủy các chất hữu cơ dư thừa.
Quy trình ứng dụng công nghệ sinh học toàn diện trong nuôi tôm thẻ chân trắng của công ty Tâm Việt bao gồm các hạng mục then chốt sau: hệ thống xử lý nước đầu vào bằng công nghệ sinh học, quy trình cải tạo ao 9 bước chuẩn hóa, các giải pháp phòng và trị bệnh bằng chế phẩm sinh học và thảo dược thay thế kháng sinh, giải pháp dinh dưỡng thông minh (Smart Nutrition) tối ưu hoá hấp thu và tăng trưởng, cùng ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong xét nghiệm và chẩn đoán bệnh thông qua trang thiết bị hiện đại.
Việc triển khai đồng bộ quy trình công nghệ sinh học toàn diện này mang lại khả năng kiểm soát hiệu quả các yếu tố bất lợi như phèn, kim loại nặng, độ đục do phù sa, hữu cơ, tồn dư hóa chất, đồng thời quản lý an toàn sinh học, khống chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, các tác nhân gây bệnh nguy hiểm như EHP và virus. Bên cạnh đó, quy trình còn tăng cường hệ miền dịch và sức khỏe tổng thể của tôm, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển tối ưu, hướng đến một vụ nuôi thành công và bền vững.
Theo ông Nguyễn Văn Rí, Giám đốc công ty Tâm Việt, sinh học toàn phần là quy trình nuôi mang tính đột phá, khác với trước đây và khác với xu hướng chung. “Thay vì nghiên cứu sản phẩm điều trị, phòng trị đặc trưng đối với từng loại dịch bệnh, Tâm Việt nghiên cứu quy trình nuôi tôm hoàn chỉnh, dựa trên ứng dụng công nghệ sinh học. Với quy trình này, suốt quá trình nuôi người nuôi chỉ sử dụng thuốc thúy thủy sản có nguồn gốc sinh học. Để ứng dụng thành công sinh học toàn phần, không chỉ cần sử dụng vi sinh vật mà còn cần kết hợp các giải pháp xử lý phèn, chất hữu cơ và kiểm soát tảo. Khi đó, việc đưa vi sinh vật vào quy trình mới có thể giúp giảm tải lượng ô nhiễm và chi phí một cách hiệu quả”, ông Rí chia sẻ.
Minh chứng hiệu quả từ vùng nuôi
Mô hình xử lý nước đầu vào sinh học của Tâm Việt đã được triển khai thử nghiệm và áp dụng thành công tại nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm trên toàn quốc. Kết quả thu được chứng minh rõ rệt những ưu điểm vượt trội của nó so với các phương pháp truyền thống.
Ông Lê Văn Trung chia sẻ: “Khi công ty Tâm Việt lần đầu tiên giới thiệu quy trình này, tôi không hoàn toàn tin tưởng, bởi trước đây tôi đã thử nghiệm nhiều quy trình sinh học mà không đạt được thành công. Tuy nhiên, đây là vụ nuôi thứ hai mà đại lý Trung Nhàn áp dụng quy trình sinh học toàn phần của công ty Tâm Việt trong khu vực nuôi thử nghiệm sản phẩm, nhằm ứng dụng giải pháp công nghệ cao trong nuôi tôm và đã đạt được thành công”.
Ông Trung cho biết, sau 106 ngày nuôi bằng quy trình sinh học toàn phần của Tâm Việt, tôm đã đạt kích cỡ 20 con/kg. Trước đó, đại lý đã thực hiện một lần tỉa thưa với kích cỡ 24 con/kg, thu được 3,8 tấn. Với diện tích 1.200 m2 và mật độ thả 150 con/m2, dự kiến năng suất có thể đạt tới 6 tấn. Đặc biệt, khu nuôi này cũng đáp ứng tiêu chuẩn ASC.
Không chỉ gói gọn ở Bến Tre, mô hình nuôi tôm nước lợ theo quy trình sinh học toàn phần của công ty Tâm Việt đã được mở rộng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Trà Vinh, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, cũng như ở các tỉnh miền Bắc như Quảng Ninh, Nam Định và Thanh Hóa. Tâm Việt đã tiên phong với những bước đi đầy ấn tượng và giờ đây là thời điểm để toàn ngành cùng nhau đồng hành trên con đường hướng tới một tương lai bền vững và thịnh vượng.
Các đại biểu tham dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Phạm Huệ
“Công nghệ sinh học toàn diện là một quy trình nuôi tôm đột phá hiện nay bởi việc nuôi tôm theo hướng hóa chất và kháng sinh giống như một trò chơi may rủi, với tỷ lệ thành công không ổn định. Việc lạm dụng hóa chất và kháng sinh đã cho thấy những kết quả không bền vững. Để đạt được sự bền vững trong nuôi tôm, việc chuyển sang phương pháp sinh học là điều bắt buộc. Quy trình sinh học toàn phần không chỉ phù hợp với chủ trương “Xanh hóa” của Nhà nước mà còn cung cấp giải pháp bền vững cho nghề nuôi tôm. Thời điểm hiện tại chính là lúc chúng ta cần thay đổi, vì không còn lựa chọn nào khác”.
Ông Nguyễn Văn Rí
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Tâm Việt
“Trước đây, tôi đã thử nghiệm nhiều phương pháp xử lý nước như clo, thuốc tím, clo khí và điện phân. Tuy nhiên, khi chuyển sang quy trình sinh học, tôi nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả. Nước nuôi trong ao trở nên trong sạch, màu nước ổn định và giảm thiểu vi khuẩn. Thực tế, nước trong ao gần như không còn vi khuẩn. Nhờ vậy, chi phí xử lý nước giảm đáng kể so với việc sử dụng hóa chất. Tôi cảm thấy rất yên tâm khi áp dụng quy trình này. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi quy trình của Tâm Việt và sẵn sàng hỗ trợ các trang trại nuôi trong khu vực.”
Ông Lê Văn Trung
Chủ Đại lý Thủy sản Trung Nhàn, tỉnh Bến Tre
- công nghệ sinh học li>
- đại lý Trung Nhàn li>
- nuôi tôm li>
- Tâm Việt li> ul>
- Tiền Hải: Phòng, chống bệnh đốm trắng trên tôm
- Nắng nóng xen mưa, Sóc Trăng tăng cường giải pháp bảo vệ tôm nuôi
- Con tôm “chạy nước rút” trước bão thuế, tìm bệ đỡ từ thị trường mới
- Khai thác lợi thế phát triển thủy sản
- Xuất khẩu tôm Việt Nam vượt 1,3 tỷ USD nhờ lực đẩy từ các thị trường lớn
- Người dân Hà Tĩnh chủ động phòng dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn
- Phát triển sự nghiệp của bạn trong lĩnh vực thủy sản cùng trung tâm đào tạo và đổi mới về đậu nành Soy Excellence Center
- Chứng nhận carbon cho thủy sản: Vì sao doanh nghiệp Việt chậm chân hơn Thái Lan?
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản
- Giải pháp chiến lược trong nuôi trồng thủy sản xuất khẩu
Tin mới nhất
T4,28/05/2025
- Tiền Hải: Phòng, chống bệnh đốm trắng trên tôm
- Nắng nóng xen mưa, Sóc Trăng tăng cường giải pháp bảo vệ tôm nuôi
- Con tôm “chạy nước rút” trước bão thuế, tìm bệ đỡ từ thị trường mới
- Khai thác lợi thế phát triển thủy sản
- Xuất khẩu tôm Việt Nam vượt 1,3 tỷ USD nhờ lực đẩy từ các thị trường lớn
- Người dân Hà Tĩnh chủ động phòng dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Phát triển sự nghiệp của bạn trong lĩnh vực thủy sản cùng trung tâm đào tạo và đổi mới về đậu nành Soy Excellence Center
- Chứng nhận carbon cho thủy sản: Vì sao doanh nghiệp Việt chậm chân hơn Thái Lan?
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân