[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Phụ gia thức ăn Silvafeed TSP được nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn in vitro chống lại các vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng ở cá.
Cung cấp nguồn thủy sản khỏe mạnh và sạch bệnh là rất quan trọng cho nuôi trồng thủy sản bền vững. Do các yếu tố rối loạn di truyền, tổn thương vật lý, mất cân bằng dinh dưỡng, mầm bệnh và ô nhiễm, dịch bệnh là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ chết cao và thiệt hại kinh tế đáng kể cho các trại nuôi (Austin và Austin, 2007). Lactococcus garvieae, Yersinia ruckeri, Vibrio anguillarum, Aeromonas hydrophila, Aeromonas salmonicida, Aeromonas bestiarum, Aeromonas sobria, Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas anguilliseptica và Vagococcus salmoninarum là các tác nhân gây bệnh chủ yếu trong nuôi trồng thủy sản. Việc chữa trị dù rất quan trọng, nhưng cần xem xét đến các ảnh hưởng lên con người và môi trường. Các chiết xuất từ thực vật với hiệu quả kháng khuẩn chống lại các tác nhân gây bệnh chủ yếu trên cá đã được sử dụng để thay thế thuốc kháng sinh.
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Hoạt tính kháng khuẩn của Silvafeed TSP được đánh giá bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch của Kirby-Bauer (Stokes & cs., 1993). Đĩa petri chứa Mueller-Hilton agar. Dịch huyền phù vi khuẩn được chuẩn bị theo tiêu chuẩn Mc Farland 0.5 (1.5 x 108 CFU/mL).
Thí nghiệm 1: Silvafeed TSP được chuẩn bị ở 5 nồng độ khác nhau 0.05; 0.1; 0.25; 0.4; 0.5% và được kiểm tra hiệu quả trên vi khuẩn Gram (-): V. anguillarum, Y. ruckeri; Gram (+): L. garvieae; V. salmoninarum.
Thí nghiệm 2: Silvafeed TSP được chuẩn bị ở 6 nồng độ khác nhau 0.01; 0.02; 0.04; 0.06; 0.08; 0.1% và được kiểm tra hiệu quả trên tất cả các vi khuẩn gây bệnh (Bảng 1).
Các giếng được tẩm với Silvafeed TSP ở các nồng độ, sau đó đưa vào đĩa Petri và ủ ở nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Các vùng ức chế được đo lường và xếp loại như S (Nhạy cảm), I (Trung bình) hoặc R (Kháng) (Tanrıkul và Gultepe, 2011). Việc kiểm tra in vitro được lập lại 2 lần với PBS (phosphate buffer saline) như đối chứng âm và Florfenicol như đối chứng dương.
Bảng 1. Các chủng vi khuẩn gây bệnh được sử dụng trong nghiên cứu này
Vi khuẩn gây bệnh Gram (–) | Vi khuẩn gây bệnh Gram (+) |
Aeromonas bestiarum | Lactococcus garvieae |
Aeromonas salmonicida | Vagococcus salmoninarum |
Aeromonas sobria | |
Aeromonas hydrophila | |
Pseudomonas anguilliseptica | |
Pseudomonas fluorescens | |
Vibrio (Listonella) anguillarum | |
Yersinia ruckeri |
Kết quả và thảo luận
Silvafeed TSP cho thấy khả năng ức chế cao chống lại vi khuẩn gây bệnh Gram âm (Bảng 2). Thực tế, các chủng vi khuẩn này nhạy cảm với Silvafeed TSP ở cả liều lượng thấp (≤0.04%), dù hàm lượng này thấp hơn liều lượng khuyến cáo.
Tuy nhiên, hoạt tính kháng khuẩn in vitro chỉ ở mức thấp đến trung bình đối với vi khuẩn Gram dương (Lactococcus garvieae và Vagococcus salmoninarum). Thật vậy, khả năng ức chế tương đối các chủng này chỉ thấy ở liều dùng cao nhất (≥0.4%).
Bảng 2. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn in vitro của Silvafeed TSP chống lại các tác nhân gây bệnh chính ở cá (S=Nhạy cảm; I=Trung bình; R=Kháng)
Nhóm vi khuẩn |
Chủng vi khuẩn | Liều sử dụng Silvafeed TSP | |||||
Thí nghiệm 1 (liều cao) | 0.05% | 0.1% | 0.25% | 0.4% | 0.5% | ||
Gram – | Vibrio anguillarum | S | S | S | S | S | |
S | S | S | S | S | |||
Gram + | Lactococcus garvieae | R | R | R | I | I | |
Gram + | Vagococcus salmoninarum | R | R | R | I | I | |
Thí nghiệm 2 (liều thấp) | 0.01% | 0.02% | 0.04% | 0.06% | 0.08% | 0.1% | |
Gram – | Aeromonas bestiarum | I | S | S | S | S | S |
Gram – | Aeromonas salmonicida | S | S | S | S | S | S |
Gram – | Aeromonas sobria | S | S | S | S | S | S |
Gram – | Aeromonas hydrophila | S | S | S | S | S | S |
Gram – | Pseudomonas anguilliseptica | I | I | S | S | S | S |
Gram – | Pseudomonas fluorescens | I | I | S | S | S | S |
Gram – | Vibrio anguillarum | S | S | S | S | S | S |
Gram – | Yersinia ruckeri | S | S | S | S | S | S |
Gram + | Lactococcus garvieae | R | R | R | R | R | R |
Gram + | Vagococcus salmoninarum | R | R | R | R | R | R |
Hình 1. Hình ảnh về kỹ thuật khuếch tán giếng thạch Kirby-Bauer sử dụng Silvafeed TSP
Kết luận
Hai thí nghiệm kiểm tra in vitro khẳng định khả năng kháng khuẩn của Silvafeed TSP. Hơn nữa, Silvafeed TSP có vẻ rất hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn Gram âm, nhưng chỉ có hiệu quả vừa phải đối với vi khuẩn Gram dương. Các thử nghiệm in vivo vẫn cần thiết để khẳng định tiềm năng sử dụng của Silvafeed TSP trong việc kiểm soát dịch bệnh do vi khuẩn gây ra ở cá.
Ánh Dương Khang
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH MTV DINH DƯỠNG ÁNH DƯƠNG KHANG
Địa chỉ: 90/19 đường số 2, KP. 1, P. Phú Mỹ, quận 7, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 0909 488 208 (Cảnh Kính Châu)
Email: gdqb231@gmail.com
- Ánh Dương Khang li>
- in vivo li>
- Silvafeed®TSP li> ul>
- Lợi thế riêng của thủy sản Việt, sẵn sàng ứng phó thuế đối ứng của Mỹ
- Chuyển đổi số trong ngành khai thác thủy sản
- Tỉnh Bạc Liêu sáp nhập Cà Mau thành tỉnh Cà Mau mới, thế mạnh nhân đôi, lĩnh vực nào dẫn đầu cả nước?
- Grobest Việt Nam: Tiên phong đạt chuẩn ASC – Chứng nhận quốc tế về thức ăn thủy sản bền vững
- Hiệu quả từ mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Hoằng Châu
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
Tin mới nhất
T6,04/07/2025
- Lợi thế riêng của thủy sản Việt, sẵn sàng ứng phó thuế đối ứng của Mỹ
- Chuyển đổi số trong ngành khai thác thủy sản
- Tỉnh Bạc Liêu sáp nhập Cà Mau thành tỉnh Cà Mau mới, thế mạnh nhân đôi, lĩnh vực nào dẫn đầu cả nước?
- Grobest Việt Nam: Tiên phong đạt chuẩn ASC – Chứng nhận quốc tế về thức ăn thủy sản bền vững
- Hiệu quả từ mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Hoằng Châu
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân