[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn phù hợp bao gồm các chất phụ gia tăng cường sức khỏe như vitamin C, E và β-glucans có thể giải quyết một số vấn đề về nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng.
Bổ sung β -glucans và vitamin C và E có lợi cho khả năng chống oxy hóa của hậu ấu trùng tôm (Ảnh: Khoa học Việt Đức)
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) chiếm 4,7% sản lượng toàn cầu vào năm 2020. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, sản lượng ấu trùng tôm và hậu ấu trùng (PL) tôm thẻ chân trắng tại các trại giống tăng mạnh. Tuy nhiên, các vấn đề trong nuôi ấu trùng có thể có tác động lớn đến năng suất tôm, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tôm chất lượng cao.
Phát triển giai đoạn đầu thường liên quan đến sự tăng trưởng dưới mức tối ưu, độ phân tán kích thước cao và tỷ lệ sống thấp do ăn thịt đồng loại và giảm khả năng kháng bệnh đối với các mầm bệnh cơ hội.
Điều thứ hai là phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kỹ thuật nuôi tối ưu và dinh dưỡng, vì tôm phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống miễn dịch bẩm sinh để duy trì tình trạng sức khỏe và tránh các đợt bùng phát dịch bệnh có thể gây thiệt hại kinh tế.
Vì thế, giải pháp dinh dưỡng giúp tăng cường sự phát triển và khả năng chống lại stress cũng như các yếu tố gây bệnh trong các giai đoạn quan trọng này. Dưới đây là kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng của một số chất dinh dưỡng/chất phụ gia (vitamin C và E, β-glucans, taurine và methionine) được bổ sung trong khẩu phần tác động đến hiệu suất tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, Cụ thể:
+ Đối chứng dương (PC): Chứa 515 g/kg hỗn hợp protein biển, 160 g/kg hỗn hợp protein thực vật, 103g/kgchất thủy phân protein cá, 19 g/kg dầu cá, 28 g/kg phospholipid biển và 57 g/ kg hỗn hợp vitamin và khoáng chất, các sản phẩm trên đều độc quyền của SPAROS.
3 nghiệm thức còn lại dựa trên đối chứng dương đã được sử dụng và khác nhau về công thức thành phần sau:
+ Đối chứng âm (NC): Giảm lượng vitamin và khoáng chất trộn sẵn + thêm 7 g/kg để giảm hàm lượng vitamin C và E.
+ Nghiệm thức 1 (T + M): Bổ sung 5 g/kg taurine (T) và 10 g/ kg methionine (M).
+ Nghiệm thức 2 (BG): Bổ sung vào đối chứng dương 1 g/ kg Saccharomyces cerevisiae β-(1, 3)/(1,6)-glucans.
Hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (PL16) có nguồn gốc từ Blue Genetics (La Paz, Mexico), được nuôi trong 18 ngày tại cơ sở Riasearch Lda (Murtosa, Bồ Đào Nha). Tôm được phân bố ngẫu nhiên vào 12 bể có dung tích khoảng 50L là một phần của hệ thống tuần hoàn nước.
Đối với các dấu hiệu sinh học liên quan đến stress oxy hóa và miễn dịch. Tiến hành thả 200 cá thể (trọng lượng trung bình 9mg) vào mỗi bể. Kết thúc thí nghiệm, tiến hành lấy mẫu 10 con/bể của 4 nhóm để phân tích các thông số miễn dịch.
Kết quả nghiên cứu
Hiệu suất tăng trưởng
Không có sự khác biệt trong hiệu suất tăng trưởng và khả năng sống được quan sát trong các thử nghiệm. Trọng lượng trung bình sau khi kết thúc thử nghiệm đạt khoảng 100mg, tốc độ tăng trưởng tương đối (RGR) là 15% ngày, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) gần bằng 1 và tỷ lệ sống dao động trong khoảng 86-88% đối với tất cả các nghiệm thức (Bảng 1).
Bảng 1. Trọng lượng ban đầu và cuối cùng, RGR, FCR và tỷ lệ sống của hậu ấy trùng tôm chân trắng trong thời gian thử nghiệm
Các dấu ấn sinh học liên quan đến stress oxy hóa và tình trạng miễn dịch
Về thông số stress oxy hóa, mức Catalase (CAT) tương tự nhau, không có sự khác biệt được phát hiện giữa các thử nghiệm. Mức peroxid hóa lipid (LPO) ở tôm PL được cho ăn ở nghiệm thức BG thấp hơn so với nghiệm thức PC, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức còn lại. Mức glutathione tổng số (tGSH) cao hơn ở tôm PL được cho ăn ở nghiệm thức BG so với nghiệm thức NC và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức còn lại (Bảng 2).
Đối với tình trạng miễn dịch, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức được quan sát về các thông số đo được (Bảng 2).
Bảng 2. CAT, LPO, tGSH, lysozyme, pro-phenoloxidase và mức độ hoạt tính diệt khuẩn của hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng được cho ăn các khẩu phần thử nghiệm trong 18 ngày
Phân tích biểu hiện gen
Biểu hiện mRNA tương đối được bình thường hóa của gen PvHm117 lớp vỏ P giảm đáng kể ở tôm PL được cho ăn ở nghiệm thức NC so với nghiệm thức T + M và BG. Tương tự, mức độ biểu hiện penaeidin-3a mRNA giảm đáng kể ở nghiệm thức NC so với nghiệm thức PC và BG.
Hemocyanin tăng ở tôm PL được cho ăn ở nghiệm thức NC so với nghiệm thức T + M. Đối với biểu hiện mRNA tương đối được chuẩn hóa của các gen còn lại, không có sự khác biệt giữa các thử nghiệm được quan sát.
Kết luận
Tóm lại, kết quả thu được trong nghiên cứu này cho thấy rằng, mặc dù không thấy sự cải thiện về hiệu suất tăng trưởng và tỷ lệ sống vào cuối giai đoạn thử nghiệm, nhưng tất cả các phụ gia vào khẩu phần được thử nghiệm đều có khả năng tăng thêm giá trị cho khẩu phần vi lượng trơ cho hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng.
Lợi ích đối với khả năng chống oxy hóa và sức khỏe của hậu ấu trùng tôm rõ ràng hơn khi hàm lượng vitamin C và E cao hơn mức được sử dụng trong đối chứng dương, tương tự như vitamin được sử dụng trong đối chứng âm.
Trong số các chất phụ gia được thử nghiệm, việc đưa β -glucans vào chế độ ăn có tiềm năng nhất, vì nó làm giảm quá trình peroxid hóa lipid ở hậu ấu trùng tôm ngay cả khi so sánh với chế độ ăn đối chứng chất lượng cao. Khi so sánh với đối chứng dương, sự tương tác giữa bổ sung β -glucans và hàm lượng vitamin C và E cao hơn cũng có lợi cho khả năng chống oxy hóa của hậu ấu trùng tôm.
Hảo Mai (Theo Aquaculture magazine)
- phụ gia li>
- vitamin C li>
- vitamin E li>
- β -glucans li> ul>
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024 ở Phú Yên, Giá cả bấp bênh, thu nhập không cao, ngành chức năng khuyến cáo
- Giá tôm sú ổn định, tôm thẻ chân trắng tăng nhẹ
- Xuất khẩu tôm mang về gần 3,6 tỉ USD
- Nghệ An: Thu hoạch hơn 4.000 tấn tôm nước lợ
- GrowMax: Khẳng định vị thế tiên phong trong ngành tôm
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- Diện tích tôm nuôi thiệt hại chiếm 96% toàn ngành thủy sản
- Tép Bạc và Virbac: Đưa công nghệ hiện đại vào nuôi tôm
- Thái Lan: Ngành tôm lao đao vì dịch bệnh và giá giảm sâu
- Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
Tin mới nhất
T7,21/12/2024
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024 ở Phú Yên, Giá cả bấp bênh, thu nhập không cao, ngành chức năng khuyến cáo
- Giá tôm sú ổn định, tôm thẻ chân trắng tăng nhẹ
- Xuất khẩu tôm mang về gần 3,6 tỉ USD
- Nghệ An: Thu hoạch hơn 4.000 tấn tôm nước lợ
- GrowMax: Khẳng định vị thế tiên phong trong ngành tôm
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- Diện tích tôm nuôi thiệt hại chiếm 96% toàn ngành thủy sản
- Tép Bạc và Virbac: Đưa công nghệ hiện đại vào nuôi tôm
- Thái Lan: Ngành tôm lao đao vì dịch bệnh và giá giảm sâu
- Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt