Hệ miễn dịch của tôm
Hệ thống miễn dịch của tôm là một hệ thống tự nhiên, không đặc hiệu, tức là bất kỳ tác nhân lạ nào cũng được phản ứng lại y như nhau và không có khả năng ghi nhớ. Bao gồm miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch, cả hai cơ chế cùng giúp đỡ nhau trong việc đào thải và loại bỏ sinh vật lạ gây hại cho tôm.
Đầu tiên, khi mầm bệnh xâm nhập thì sẽ gặp phải hàng rào vật lý, chính là lớp vỏ chitin của tôm. Nó bao gồm 1 lớp chất nhầy với tác dụng kháng khuẩn bề mặt hiệu quả. Sau khi chiến thắng hàng rào vật lý, mầm bệnh sẽ chịu tác động của các tế bào máu có khả năng miễn dịch.
Cơ thể tôm có 5 loại tế bào máu nhưng chỉ biết chức năng của 3 tế bào chính bao gồm tế bào hạt, tế bào bán hạt và tế bào hyalin (tế bào sợi). Các tế bào này thực hiện chức năng thực bào, đóng gói (khu trú mầm bệnh) và hình thành melanin tiêu diệt vật thể lạ.
Các tế bào hạt chủ yếu thực hiện các hoạt động thực bào, tiết enzyme bảo vệ cơ thể tôm. Các tế bào sợi chiếm số lượng cao nhất và cũng là thành chủ yếu tham gia vào các hoạt động miễn dịch.
Để ức chế hoạt động của các vi khuẩn xâm nhập, các tế bào máu ngoài các chức năng chính trên còn có thể làm xơ cứng lớp vỏ bên ngoài của vi sinh vật xâm nhập, làm lành lại những tổn thương trên lớp vỏ chitin, trợ giúp cho các quá trình trao đổi carbohydrate và vận chuyển các acid amin hay protein cho cơ thể tôm.
Miễn dịch thể dịch bao gồm nhiều sự hoạt hóa và sinh sản của các phân tử dự trữ trong máu như các protein, chất chống đông máu, các kháng thể, peptide kháng khuẩn và các enzyme.
Kẽm hữu cơ hỗ trợ hệ miễn dịch cho tôm
Kẽm là một nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, sinh sản, tổng hợp protein, sản xuất năng lượng và hình thành các gen trên cơ thể của cả con người và động vật.
Kẽm là một nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trên cơ thể của cả con người và động vật. Ảnh: uv-vietnam.com.vn
Thêm nữa, kẽm cũng có một số chức năng đặc biệt trong các chất chống oxy hóa và phản ứng miễn dịch, cũng như xúc tác hoạt động hình thành một số enzyme.
Tuy nhiên việc hấp thu kẽm của các động vật hầu như đều không hiệu quả, điều này lâu ngày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các chức năng sinh lý đề cập bên trên. Do vậy, hiện nay người ta bắt đầu sử dụng nguồn kẽm hữu cơ dạng acid amin vào thức ăn, hoạt động tốt hơn và đảm bảo được sự hòa tan khi vào trong đường tiêu hóa.
Kẽm là nguồn năng lượng chính của niêm mạc ruột và là tiền chất của protein với một số phân tử tính hiệu của hệ miễn dịch, do đó cũng duy trì cấu trúc và chức năng của cơ thể tôm.
Hàm lượng kẽm hữu cơ trong khẩu phần thấp (60 ppm, 90 ppm) sẽ đạt hiệu quả chống oxy hóa của huyết tương và gan tụy tốt hơn so với liều kẽm vô cơ cao hơn (120 ppm). Hiệu quả chống oxy hóa thể hiện qua việc tăng cường hoạt động enzyme chủ chốt như superoxide dismutase, Cu/Zn SOD, catalase,…
Kẽm hữu cơ ở mức thấp cũng tác động tích cực lên hệ miễn dịch thông qua tăng cường axit phosphatase, pro- phenoloxidase, lysozyme và các biểu hiện gen liên quan đến miễn dịch của gan tụy tôm.
Ngoài cải thiện khả năng miễn dịch, kẽm hữu cơ còn tạo ra những thay đổi thuận lợi trong cộng đồng hệ vi sinh đường ruột của tôm.
Mây
Nguồn: Tép Bạc