[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Nghề nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt và các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu khiến nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng khó khăn hơn. Nhằm mang đến một hiệu quả và lợi nhuận tốt hơn cho người nuôi, Tập đoàn Thăng Long luôn nỗ lực hết mình trong việc nghiên cứu phát triển thức ăn, con giống và mô hình kỹ thuật, đồng thời Thăng Long cũng cho ra mắt thành công dòng cá giống Điêu Hồng, thức ăn chuyên dụng cá Điêu Hồng Sea Master chất lượng cao và xây dựng thành công mô hình nuôi cá Điêu hồng TLSS (Thăng Long Smart System) vào năm 2022.
Trong những năm qua, nguồn giống cá Điêu hồng của Tập đoàn Thăng Long đã được nhiều người nuôi sử dụng công nhận và khẳng định với ưu điểm là tăng trưởng nhanh, kích cỡ cá thịt đồng đều, thịt lưng dày, màu sắc đẹp, tỷ lệ phi lê cao, khả năng kháng bệnh tốt và tỉ lệ đực cao.
Năm 2022, Tập đoàn Thăng Long đã xây dựng và hoàn thiện quy trình ương giống Điêu hồng dựa trên đặc điểm môi trường nuôi tại địa phương. Qui trình được chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn ương nuôi cá bột từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7, tỉ lệ sống đạt 80-85%; giai đoạn 2 từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14, giai đoạn phát triển hệ tiêu hóa, tỷ lệ sống đạt 95,5-97,5%; giai đoạn 3 từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 21, cá con được ương đến khi phát triển hoàn chỉnh, tỷ lệ sống đạt 98,9-99,9%. Trong suốt quá trình ương nuôi luôn tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn sinh học, trong suốt quá trình tuyệt đối không sử dụng chất kháng sinh, chỉ sử dụng thức ăn chuyên dụng và các sản phẩm chế phẩm sinh học như Bogaca, Tiger Men Plus… của Tập đoàn Thăng Long, giúp nâng cao sức khoẻ của đàn cá giống.
Cá giống trước khi xuất bán ra thị trường đều phải qua quá trình sàng lọc để kích cỡ giống được đồng đều, kiểm tra ký sinh trùng bằng kính hiển vi, kiểm tra hoạt lực của cá, khử trùng cơ thể giống, cho thải sạch thức ăn còn lại trong đường ruột… tất cả các công đoạn này đều phải thực hiện đúng theo tiêu chuẩn sản xuất của Thăng Long, sau khi đạt hết các khâu kiểm tra mới được xuất giống cho khách hàng. Đến nay, Tập đoàn Thăng Long đã sản xuất và cung cấp ổn định nguồn giống Điêu hồng chất lượng cao cho thị trường. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, Thăng Long đã có kế hoạch mở rộng trại sản xuất giống cá Điêu hồng và cá Rô phi tại tỉnh Đồng Tháp vào năm 2023 này. Dự kiến khi dự án đưa vào hoạt động mỗi năm Thăng Long có thể cung cấp trên 200 triệu con giống cá Điêu hồng và cá Rô phi ra thị trường.
Hiệu quả ương nuôi khi sử dụng nguồn cá giống Thăng Long
Giai đoạn ương nuôi cá giống
Trong suốt quá trình sản xuất, chúng tôi thường theo dõi đánh giá so sánh về chất lượng con giống của Thăng Long với các dòng khách hàng đang sử dụng phổ biến trên thị trường. Con giống Điêu hồng Thăng Long cùng với quy trình ương nuôi TLSS đã tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với các dòng cá giống khác trong điều kiện ương nuôi theo kiểu truyền thống đơn thuần (chi tiết theo dõi trong bảng 1). Trong đó, đặc biệt con giống Thăng Long vượt trội hơn hẳn về tốc độ tăng trưởng cùng với tỉ lệ sống sau quá trình ương nuôi.
Bảng 1. Kết quả so sánh ương cá bột Điêu hồng F1 Thăng Long
Giai đoạn nuôi thương phẩm
Kết quả cá Điêu hồng thương phẩm khi sử dụng mô hình TLSS Thăng Long: kích thước lồng 6m (dài) x 12m (rộng) x 3m (sâu), mật độ thả 110-120 con/m³, thời gian nuôi 170-180 ngày, sử dụng con giống F1 và thức ăn Thăng Long, giúp cá đạt 700-800 g/con tỷ lệ sống đạt 65%, hệ số FCR từ 1,55 đến 1,65. Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 20-30% so với các nguồn giống cá Điêu hồng khác.
Ngoài ra, để giúp người dân giải quyết các vấn đề trong quá trình nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả và lợi nhuận, Tập đoàn Thăng Long đã không ngừng đào tạo và nâng cao kỹ thuật nuôi trồng cho các kỹ sư. Hiện, Tập đoàn đã xây dựng được đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp trên 200 người và bố trí đến các vùng nuôi để chăm sóc và phục vụ kỹ thuật cho người nuôi.
Tập đoàn Thăng Long luôn kiên trì mục tiêu “Chất lượng – kiến tạo một thương hiệu, Phục vụ – thành tựu vạn người nuôi” và sẽ không chùn bước để tiến đến mục tiêu đúng đắn này. Tập đoàn sẽ cung cấp nhiều hơn nữa nguồn giống và nguồn thức ăn chất lượng cao, xây dựng và nâng cấp mô hình ngày càng hiệu quả hơn, giúp nâng cao hơn nữa lợi ích kinh tế cho người nuôi. Tạo ra cục diện Đại lý – Người nuôi – Công ty cả ba bên đều cùng phát triển cùng chiến thắng.
Tập đoàn Thăng Long
- cá diêu hồng li>
- quy trình sản xuất cá diêu hồng li>
- tập đoàn Thăng Long li> ul>
- Ảnh hưởng của 25-Hydroxyvitamin D3 trong khẩu ăn lên tăng trưởng, chuyển hóa canxi-phospho và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus Vannamei nuôi ở độ mặn thấp
- Ngành tôm miền Bắc: Tôm khó nuôi, người cạn vốn
- Chế độ ăn cho tôm đực: Thức ăn tươi và thức ăn công thức
- SSP: Chào đón các “ông lớn” ngành thức ăn chăn nuôi gia nhập
- Bangladesh: Xuất khẩu tôm gặp khó do thiếu hụt nguồn cung
- Nuôi tôm: Sinh kế phải gắn với kinh tế
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Ảnh hưởng của 25-Hydroxyvitamin D3 trong khẩu ăn lên tăng trưởng, chuyển hóa canxi-phospho và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus Vannamei nuôi ở độ mặn thấp
- Ngành tôm miền Bắc: Tôm khó nuôi, người cạn vốn
- Chế độ ăn cho tôm đực: Thức ăn tươi và thức ăn công thức
- SSP: Chào đón các “ông lớn” ngành thức ăn chăn nuôi gia nhập
- Bangladesh: Xuất khẩu tôm gặp khó do thiếu hụt nguồn cung
- Nuôi tôm: Sinh kế phải gắn với kinh tế
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt