Giải pháp điều trị bệnh vểnh mang trên tôm hiệu quả

Vừa qua, nhiều địa bàn nuôi tôm phát hiện một căn bệnh mới xuất hiện trên tôm ở Việt Nam, tạm gọi là bệnh vểnh mang. Trong lúc hoang mang, nhiều hộ dân dân nuôi tôm đã nghi ngờ rằng bệnh này là do thức ăn nuôi tôm gây ra. Thực tế có phải vậy không? Thực sự mà nói thì nguyên nhân gây ra bệnh trên tôm có rất nhiều. Như đã nói ở trên, do đây là một loại bệnh mới trên tôm ở Việt Nam nên vẫn chưa có nhiều tài liệu, nghiên cứu liên quan đến căn bệnh kì lạ này.

Nhưng với mong muốn trang bị kiến thức để điều trị và quản lý bệnh vểnh mang trên tôm cho bà con, MPU đã tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Và trong bài viết này MPU sẽ đề cập chi tiết cho bà con về loại bệnh này. Cụ thể là về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Kính mong bà con lưu ý theo dõi và ghi chép lại để kịp thời xử lý bệnh trên tôm khi cần thiết. Bởi nếu chậm trễ có thể dẫn đến thiệt hại cả ao tôm.

Nguyên nhân tôm bị bệnh vểnh mang

Bệnh vểnh mang là dạng bệnh mới xuất hiện trên tôm ở Việt Nam. Thế nhưng trên thế giới tại một số khu vực nuôi tôm đã có những tài liệu ghi chép lại. Cụ thể nguyên nhân:

– Nguyên nhân gây bệnh vểnh mang trên tôm thẻ, tôm sú do Vibrio (Vibrio alginolitucus, Vibrio anguillarum và Vibrio parahaemolyticus.)

–  Do đáy ao bị bẩn, chất lượng nước trong ao nuôi không tốt

– Thức ăn thừa phát sinh các loại khí độc NH3, NO2, H2S.

– Tôm nuôi với mật độ cao

– Thiếu dinh dưỡng khoáng chất, nhất là khi độ kiềm thấp

– Sức khỏe của con giống không được tốt. Môi trường ao nuôi xấu tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Tôm có thể chết trước khi chuyển sang các bệnh khác: EMS, đen mang, phân trắng với cường độ cảm nhiễm cao

– Sử dụng nước chưa qua xử lý, sau khi thu hoạch tôm vụ trước đáy ao chưa được làm sạch. Đặc biệt đối với khu vực nuôi mới (mới đào ao) nhiễm kim loại nặng, độ cứng cao, thuốc trừ sâu còn tồn lưu hay vùng ruộng lúa (ao quãng canh) sử dụng thuốc sâu, thuốc diệt giáp xác (ao công nghiệp) rất dễ và thường xuyên xảy ra bệnh vảnh mang.

Dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh vểnh mang

Bệnh xuất hiện cả ở tôm thẻ và tôm sú. Khi tôm bệnh vỏ đầu ngực mỏng và không ôm sát mang. Nếu bệnh nặng mang vảnh lên như mủ lưỡi trai trên đầu tôm và có thể bị ăn mòn.. Do đó các chuyên gia Ấn Độ đã đặt tên cho bệnh này là “Sodiers cap disease”.

Tôm nhiễm khuẩn có triệu chứng lờ đờ, bơi lội không bình thường. Vỏ nắp mang thì bị bong ra và vểnh lên, bị mòn tạo sắc tố màu đen, mang đen và một số tôm có vỏ sần sùi giống rễ tre.

Các chân bơi và chân chèo có thể xuất hiện các đốm đỏ do quá trình gia tăng tổng hợp sắc tố, các đốt bụng có thể bị biến dạng nhẹ.

Trong các trường hợp nặng hơn, có thể nhìn thấy các đốm đen trên vỏ đầu và bụng tôm. Thịt tôm bị chay cứng, tôm còi cọc, lột xác không được, không lớn được. Dẫn đến hao dần, chết và hao hụt trong ao tỉ lệ 50-100%.

Phương pháp điều trị bệnh

Khi tôm mới thả có hiện tượng vảnh mang, đa phần do người nuôi cải tạo không kĩ. Đất còn tồn lưu thuốc sâu, kim loại nặng hay thuốc diệt giáp xác do đó phải thay nước. Bà con sử dụng KMnO4 khử các hợp chất tồn lưu, đánh vôi nâng PH, độ kiềm. Sau đó lấy nước mới vào kết hợp dùng ZAM và HP10 để trung hòa các hóa chất còn tồn lưu trong nước, đất.

Đối với bệnh vểnh mang trên tôm nhiễm khuẩn do Vibrio trong khi nuôi thì diệt khuẩn bằng TCCA, Iodine 90. Sau đó sử dụng vi sinh VS01 duy trì chất lượng nước tốt và giảm lượng chất hữu cơ, sạch đáy ao.

Nếu trong khi nuôi độ kiềm thấp, kim loại nặng nhiều, nước nhiễm phèn, nước cấp bên ngoài ô nhiễm hóa chất, thuốc sâu…thì sử dụng HP10 +ZAM +KT01 để trung hòa các chất độc hại.

Ngoài ra người nuôi cũng nên cho tôm ăn thức ăn có chứa các chất kháng sinh (đã được xác định độ nhạy cảm của mầm bệnh bằng kháng sinh đồ). Ví dụ: cho ăn thức ăn có chứa Oxytetracyline với hàm lượng 1.5g/kg. Tỷ lệ cho ăn 2 – 10% trọng lượng tôm trong vòng 10 – 14 ngày. Bên cạnh đó kết hợp với việc quản lý nước ao hợp lý. Lưu ý cần có thời gian cách ly trước thu hoạch (25 – 30 ngày) để bất hoạt và làm vô hiệu tác dụng có hại của kháng sinh.

Nguồn: Suckhoecuocsong.vn