Theo Phòng NN&PTNT huyện, diện tích nuôi thủy sản năm nay tăng bởi có thêm người nuôi cá trên hồ chứa thủy lợi ở xã Cát Tường, một phần diện tích sản xuất muối ở xã Cát Khánh chuyển sang nuôi tôm. Sản lượng thủy sản nuôi cũng tiếp tục tăng, 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng thu hoạch là 1.145 tấn, đạt 67,4% kế hoạch, tăng 860 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Huyện Phù Cát là địa phương phát triển rất mạnh lĩnh vực nuôi thủy sản. Hiện nay diện tích mặt nước nuôi thủy sản ở huyện Phù Cát là 1.064,5 ha (cả tỉnh gần 3.500 ha), vượt 0,4% so với kế hoạch, tăng 76,5 ha so với cùng kỳ.Trong đó, diện tích nuôi thủy sản nước lợ 194,5 ha, chủ yếu là nuôi tôm quảng canh cải tiến 112 ha. Nuôi thủy sản nước ngọt trong các hồ thủy lợi 870 ha (cả tỉnh có khoảng 1.500 ha).
Hộ ông Phạm Tấn Hương (thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh) nuôi tôm thâm canh trong ao trải bạt đạt hiệu quả cao. Ảnh: Hoài Thu.
Ông Lương Văn Khoa, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cho biết: Ở lĩnh vực nuôi thủy sản tại Phù Cát, điểm ấn tượng không chỉ ở diện tích mà quan trọng hơn còn ở chỗ người dân chủ động, chịu khó học hỏi, làm quen với cái mới, ứng dụng KHKT phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa. Ví dụ, tổng sản lượng thủy sản nuôi 6 tháng đầu năm nay tăng 860 tấn so với cùng kỳ năm ngoái có sự đóng góp quan trọng từ những hộ nuôi tôm ở 2 thôn An Quang Tây, Ngãi An của xã Cát Khánh chuyển từ nuôi quảng canh cải tiến trong ao đất sang nuôi thâm canh trong ao trải bạt.
Ông Phạm Tấn Hương, ở thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh, cho biết: 2 năm trước, tôi bắt đầu chuyển từ nuôi tôm quảng canh cải tiến trong ao đất sang nuôi thâm canh trong ao trải bạt. Mọi thứ đều phải thực hiện bài bản, nghiêm túc hơn nhưng gần như ngay lập tức sản lượng tôm thu hoạch tăng lên gấp 3 – 4 lần so với trước, chất lượng con tôm cũng cao hơn rất nhiều. Từ 1 ao nuôi đến nay gia đình tôi đã có 6 ao. Và nay hầu hết hộ nuôi tôm trong thôn An Quang Tây đều nuôi trong ao trải bạt với tổng diện tích khoảng hơn 20 ha…”.
Một minh chứng khác cho sự “học hỏi, làm quen với cái mới” của người dân Phù Cát đó là việc nuôi ốc hương. Theo ông Lương Văn Khoa, nhiều năm trước đã có dự án nuôi khảo nghiệm nuôi ốc hương ở huyện Phù Cát nhưng không thành công. Gần đây, một số người dân ở Cát Minh, Cát Khánh tự tìm hiểu, học hỏi ở nơi khác, sau đó tìm cách nuôi thành công. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2021, diện tích nuôi ốc hương ở 2 xã này đạt mức 6,5 ha, sản lượng thu hoạch 50 tấn (trong khi tổng sản lượng của cả năm 2020 là 65 tấn).
Ông Phạm Thanh Nhân, Trưởng Phòng Nuôi trồng Thủy sản (Chi cục Thủy sản tỉnh), nhận xét: Người nuôi thủy sản ở huyện Phù Cát rất sáng tạo, chịu khó học hỏi và áp dụng tiến bộ KHKT, lại được chính quyền động viên, hỗ trợ nên phát triển mạnh. Tới đây Chi cục sẽ tiếp tục có các hình thức hỗ trợ phù hợp để huyện phát triển nuôi thủy sản theo hướng bền vững, đồng thời từng bước khắc phục những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại.
Hoài Thu
Nguồn: Báo Bình Định
- Nuôi tôm ao bạt li>
- Phù Cát li> ul>
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Tôm Nhơn Trạch đắt hàng dịp lễ
- Trovan: Giải pháp quản lý đàn giống tối ưu
- 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2025
- Kiên Giang: Phát sinh 7 ổ dịch trên tôm nuôi ở huyện An Biên
- Nuôi tôm dễ dàng, thành công vững vàng cùng thức ăn đa tầng STP của Japfa Việt Nam
- Giá tôm càng xanh thương phẩm tăng mạnh từ đầu tháng 1/2025
- Brazil: Đình chỉ nhập khẩu tôm từ Ecuador
- Xuất khẩu tôm 2024: Con tôm vẫn giữ vững vị thế
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
Tin mới nhất
T7,17/05/2025
- Thả giống thủy sản tái tạo nguồn lợi thủy sản
- “Đôi bạn cùng tiến” có lợi cho nuôi tôm?
- Khuyến nghị phòng bệnh cho tôm nuôi khi nắng nóng mưa xen kẽ
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Ngư dân Quảng Nam nói “không” với đánh bắt tôm hùm mùa sinh sản
- Cơ hội lớn cho cá tra, tôm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc
- Giải pháp tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất và phòng bệnh trên tôm
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân