[Người Nuôi Tôm] – Đáy sạch, môi trường nước tốt và con giống chuẩn là những yếu tố tiên quyết giúp người nông dân này thành công liên tiếp trong các vụ tôm. Chỉ vỏn vẹn 1,2 ha nuôi tôm, nhưng năm nào gia đình anh cũng thu lãi tiền tỷ. Trở thành người đầu tiên tậu được xe sang nhờ nuôi tôm tại khu vực. Cùng theo chân phóng viên Người Nuôi Tôm đến tham quan mô hình độc đáo của gia đình anh Nguyễn Văn Cường, xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Đến tham quan mô hình nuôi tôm độc đáo của anh Nguyễn Văn Cường vào một ngày đầu năm, từ trên đê, không khó để nhận ra trang trại của gia đình anh, bởi sự quy mô, gọn gàng, khác biệt và nổi bật hẳn với những vuông tôm xung quanh. Đón tiếp chúng tôi là người đàn ông giản dị, hiền lành và nụ cười tươi thân thiện, đúng như những gì tôi đã hình dung về con người này qua những bài báo viết về anh, về trại tôm của anh.
Giản dị, thân thiện và hiền lành là những gì chúng tôi ấn tượng về anh “tỷ phú tôm” này.
Vượt khó vươn lên – không ngại thay đổi & thất bại
Sinh ra trong một gia đình đông anh em, cuộc sống khi nhỏ của anh Cường rất vất vả, từ nhỏ anh đã rèn được cho mình tính tự lập cao. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh theo học ngành cơ điện, một ngành học không liên quan đến công việc hiện tại nhưng đã giúp anh trang bị những nền tảng, tư duy, và kiến thức nhất định, là xuất phát điểm giúp anh dám nghĩ, dám thử. Những ai đã từng biết đến mô hình nuôi tôm trên bể xi măng của anh hẳn đều đã biết về cuộc đời anh. Trước đây, khi còn là một thanh niên mới ra trường, anh cũng đã từng thử qua rất nhiều công việc, nhưng có lẽ do duyên chưa tới, nên những công việc ấy chỉ đủ giúp anh duy trì cuộc sống. Với ý chí và sự kiên định, người thanh niên ham học hỏi và có khát vọng làm giàu đã mạnh dạn thử bước chân vào một lĩnh vực khá mới tại thời điểm lúc bấy giờ – nuôi tôm thẻ chân trắng.
Tuy nhiên, cũng như bao người nuôi khác, anh đã nếm trải những lần thất bại đầu tiên với con tôm thẻ. Sau nhiều lần nuôi may rủi, lứa được lứa mất anh cũng đã trằn trọc suy nghĩ và tính đến việc chuyển hướng sang một lĩnh vực khác. Nhưng với bản tính kiên định và một chút “lì”, anh vẫn canh cánh trong đầu một câu hỏi “Tại sao người ta làm được mà mình không làm được?” “Tại sao cùng là một nguồn nước ấy, con giống ấy mà người ta nuôi thành công còn mình thì không?”. Chính những suy nghĩ ấy khiến anh, một người không dễ từ bỏ đã quyết định theo đuổi sự thành công đến cùng.
Nghĩ là làm, sau những lần tham khảo mô hình khắp nơi từ những người nuôi thành công, anh dồn hết vốn liếng định dùng để sửa sang lại căn nhà cũ, xây một lúc 6 bể xi măng, kích thước 25m2/ bể. Ban đầu, dự định của anh chỉ định ương dưỡng trong bể thời gian đầu rồi thả ra nuôi ao lót bạt. Nhưng sau khi thấy ao nuôi lót bạt của các hộ xung quanh đều thiệt hại vì dịch bệnh, nhưng tôm trong bể nhà anh vẫn phát triển bình thường, anh nảy ra ý định sẽ nuôi hoàn toàn trong bể xi măng cho đến lúc xuất bán. Các vụ nuôi sau đó, anh liên tiếp thu về những lứa tôm khỏe mạnh. Thừa thắng xông lên, từ 6 bể xi măng ban đầu, anh đã nhân rộng mô hình, xây thêm bể xi măng và cho đến hiện tại gia đình anh đang sở hữu 80 bể nuôi xi măng.
Sau nhiều lần thử nghiệm và đúc rút kinh nghiệm, anh đã tìm cho mình được quy trình nuôi ưng ý nhất. Không nuôi trực tiếp tôm trong 1 bể từ lúc thả đến lúc xuất bán, anh bắt đầu thay đổi, nuôi sang 3 giai đoạn. Gai đoạn 1 tiến hành ương dưỡng, giai đoạn 2 anh san tôm sang các bể với số lượng đầu con giảm đi và nuôi về kích thước 150-200 con/kg, hai giai đoạn này được anh tiến hành nuôi hoàn toàn trong bể xi măng. Giai đoạn cuối cùng, anh thả vào các ao lót bạt có diện tích lớn hơn và nuôi về kích thước 30-50 con/kg. Cũng từ đó, anh liên tiếp thành công, cái tên của anh dần được nhắc đến với câu chuyện anh nông dân nuôi tôm 10 vụ trúng cả 10.
Chìa khóa thành công: “Giống sạch, nước sạch – Nuôi là trúng”
Khi được hỏi về kinh nghiệm anh đã đúc rút được qua một quá trình dài thử nghiệm thất bại và thành công anh chia sẻ, môi trường nước và chất lượng con giống chính là yếu tố quyết định sự thành bại mỗi vụ nuôi. Không chỉ nghiên cứu lý thuyết suông, 80 bể tôm chính là 80 phòng thí nghiệm nhỏ của anh, là căn cứ để anh thử nghiệm và đúc rút ra các kinh nghiệm xương máu từ chính những lần thất bại của mình.
“Trước đây, bản thân tôi cũng là người bán thuốc, tư vấn thuốc cho người nuôi. Chính tôi cũng đã từng có 1 thời gian dài nuôi tôm phụ thuộc vào thuốc. Những lần đầu mang lại hiệu quả rất cao, xử lý bệnh nhanh chóng. Nhưng theo thời gian, tôi nhận ra càng phụ thuộc vào thuốc càng khiến việc tôm nuôi trở nên khó khăn và vô tình lại tạo thành một vòng luẩn quẩn -> nước ô nhiễm, có mầm bệnh -> xử lý bằng thuốc -> khỏi bệnh -> nước lại ô nhiễm, lại nhiễm bệnh”. Chính vì vậy, phải xử lý tận gốc, tức là từ môi trường nước nuôi. Nước nuôi phải sạch, thì tôm mới khỏe. Anh nói vui, “cai thuốc cho tôm còn khó hơn tôi cai thuốc lá, cứ mỗi lần tôm có dấu hiệu hơi không khỏe là mình lại bồn chồn, mất ăn mất ngủ, băn khoăn không biết có nên dùng thuốc can thiệp hay không”. Mỗi lần đó, để xử lý vấn đề anh đã tiến hành vớt những con tôm có dấu hiệu bệnh thả chung vào một thùng clo, theo quan sát của anh, số tôm này đều phục hồi nhanh chóng sau một thời gian ngắn. Từ đó anh kết luận, môi trường sạch là yếu tố then chốt trong nuôi tôm, chỉ cần nước sạch, tôm tự khắc sẽ sống khỏe mà không cần tác động đến kháng sinh hay chất bổ trợ.
“Nếu môi trường trong bể tôm, từ lúc thả cho đến lúc tôm lớn, người nuôi giữ được hai yếu tố “đáy sạch” và “nước sạch” thì tôm gần như không bao giờ nhiễm bệnh”, anh Cường chia sẻ. Và sự thật được chứng minh bằng những lứa nuôi thành công liên tiếp của anh.
Tiếng lành đồn xa, người nuôi khắp nơi về tham quan và học hỏi mô hình của anh.
Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm trên bể xi măng của anh Cường được nhiều người biết đến và chia sẻ rộng rãi. Khi mà đại đa số những người nuôi đều liên tiếp gặp thất bại, họ luôn thắc mắc và đặt ra những câu hỏi, tại sao trại tôm của anh nông dân này vẫn thắng đều và liên tiếp trúng đậm. Không ít người từ trong xóm, trong xã hay đến những người nuôi đến từ các tỉnh thành khác nhau trên cả nước đều xin được đến và tham quan mô hình độc đáo này của anh. “Tôi không ngại chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình cho mọi người. Những người đến đây để học hỏi kinh nghiệm đều được tôi chia sẻ cặn kẽ. Tôi luôn khuyến khích họ học hỏi và làm theo mô hình này của tôi, vì bản thân mình đã chứng minh được tính hiệu quả của nó đem lại. Nhưng những người nuôi cũng cần có tư duy nhất định, không phải cứ sao chép y hệt là đã thành công”, anh Cường tâm sự.
Từ một người nông dân trải qua đủ các thứ nghề từ buôn muối, bán thuốc đến một ông chủ trang trại tôm thành công thu về tiền tỷ mỗi năm, anh Cường giờ đây còn là một người thầy “cầm tay chỉ việc” cho bà con khắp nơi đến học tập. Mô hình của anh cũng nhanh chóng được nhân rộng trong địa bàn thôn, xã và các tỉnh trọng điểm nuôi tôm như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và mang lại thành công cho người nuôi. “Tôi luôn mong muốn được chia sẻ, nhân rộng mô hình này, bởi ngoài việc nuôi được con tôm thành công, mô hình này còn mang lại nguồn tôm sạch, phù hợp với các tiêu chuẩn xuất khẩu hiện nay, cùng chung tay tạo lên thương hiệu con tôm Việt Nam”, anh Cường bộc bạch.
Ngoài công việc chính là nuôi tôm, anh Cường và vợ còn gia tăng sản xuất thêm gà, lợn, cá, cua và trồng các loại rau sạch, hoa tươi xung quanh trang trại của mình. Tất cả đều được nuôi theo tiêu chuẩn sạch, phục vụ cho ăn uống hàng ngày của gia đình.
Ảnh: Nuôi vụ đông, anh thực hiện lót nilong cho toàn bộ bể nuôi để đảm bảo nhiệt độ nuôi, giúp tôm phát triển tốt.
Ảnh: Năm 2020 được coi là năm nuôi tôm thành công nhất của anh Cường từ trước tới nay
Phạm Huệ
Hiện tại, tổng diện tích nuôi của gia đình anh Nguyễn Văn Cường là 1,2ha, bao gồm hệ thống 80 bể xi măng và 7 ao nuôi lớn lót bạt đáy. Toàn bộ hệ thống ao đều là ao nổi và lắp đặt xiphong đáy đầy đủ. So với ao chìm, ưu điểm nổi trội của hệ thống ao nổi là có thể làm khô đáy, diệt sạch vi khuẩn khi xả nước, đảm bảo diệt khuẩn sạch sẽ cho vụ nuôi tiếp theo.
Năm 2020, được xem là một năm thành công nhất từ trước đến giờ trong sự nghiệp gắn với con tôm của anh. Mặc dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhưng gia đình anh không bị ảnh hưởng quá nhiều. Tính trung bình, năm vừa qua gia đình anh thu được hơn 20 tấn tôm/ vụ. Giá trung bình đạt 200.000 đồng/kg, trừ tất cả chi phí gia đình anh thu về hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra, mô hình của anh đã tạo điều kiện công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình tại địa phương.
- nuôi tôm trên bể xi măng li> ul>
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt