Phân bổ nguồn lực yếu kém, thiếu bảo hiểm cho mùa màng và thị trường không ổn định là yếu tố còn hạn chế trong ngành nuôi tôm ở Ấn Độ.
Dẫn đầu trong sản xuất cá nuôi, Ấn Độ đã trở thành một cường quốc nuôi trồng thủy sản, với tốc độ tăng trưởng hàng năm ước tính là 4.5% trong nhiều thập kỷ, theo đánh giá từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc. Tốc độ tăng trưởng gần đây thậm chí còn ấn tượng hơn. Và hiện nay, theo FAO, Ấn Độ là nhà đóng góp thủy sản nuôi trồng lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất nuôi trồng thủy sản nói chung, ở mức 5.7 triệu tấn trong năm 2016 – chiếm hơn 7%, dựa trên số liệu thống kê toàn cầu.
Sản xuất cá nước ngọt của Ấn Độ (cá chép lớn, pema, cá tra) là phi thường, nhưng chính mặt hàng tôm đã đưa quốc gia này lên bản đồ hải sản quốc tế, với dự báo xuất khẩu thủy sản đạt 7 tỷ USD trong năm nay, và chủ yếu là tôm. Các quan chức Ấn Độ đầu năm nay dự đoán chỉ tính riêng sản lượng tôm thẻ chân trắng sẽ đạt 700.000 tấn (trọng lượng sống).
Tuy nhiên tập trung duy nhất vào việc xây dựng nguồn cung tôm thẻ chân trắng lên tới 90% tổng sản lượng tôm sẽ làm thiếu sự đa dạng loài. Một số người cho rằng, kế hoạch và quản trị kém có tác động sâu sắc đến sản xuất trong tương lai ngay cả khi hoạt động xuất khẩu vẫn tốt. Theo phân tích dữ liệu thương mại của Cổng thông tin Thương mại Hải sản công bố ngày 17/ 10, tổng xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong năm nay từ tháng 1 đến tháng 8 là 417.000 tấn, vượt xa số lượng xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái 3%.
Qua một bài phỏng vấn những nhà sản xuất tôm ở Ấn Độ để đánh giá các yếu tố hạn chế sự tăng trưởng và triển vọng thị trường trong tương lai, dưới đây chúng tôi tổng hợp được 1 số câu trả lời.
“Bạn có thể tưởng tượng”
Ấn Độ chủ yếu sản xuất tôm sú cho đến khi virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) tàn phá khu vực này vào năm 2008 khiến các nhà sản xuất chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương ngay năm sau đó, năm 2009. Động thái này đã có những tác động không thể phủ nhận, cả tích cực lẫn tiêu cực, theo nhìn nhận từ một nhà sản xuất tôm nổi tiếng ở bang Gujarat, phía Tây Ấn Độ. Vì Châu Á là nhà sản xuất tôm đã phát triển, nên việc lấn sân sẽ có sự rủi ro.
Manoj Sharma, chủ sở hữu của Mayank Aquafarm và là lãnh đạo lâu năm của Hiệp hội sản xuất tôm huyện Surat cho biết, nông dân nước này nói chung chưa sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi.
Chúng tôi đã giới thiệu tôm cho các trang trại như tôm sú, không phải tôm thẻ chân trắng, Toàn bộ cơ sở nuôi trồng của chúng tôi cũng là tôm sú. Nhưng mọi người đã thử nuôi giống tôm thẻ chân trắng và tăng mật độ thả giống – ông cho biết.
Sharma giải thích rằng, với mỗi đơn vị khu vực mà nông dân đã thả 5 – 10 con tôm sú, họ hiện đang thả 30 -60 con tôm thẻ chân trắng. Do đó, sản lượng tôm của Ấn Độ tăng vọt từ 142.000 tấn trong năm 2010 lên hơn 650.000 trong năm 2018, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEFA).
“Tuy nhiên, toàn bộ sự tăng trưởng là không có kế hoạch. Đó là sự bùng nổ nuôi trồng thủy sản” Sharma cho biết, ông đang có mối nghi ngờ với mạng lưới trang trại của Ấn Độ có thể đáp ứng sự tăng trưởng hơn nữa hay không, như nhiều đồng nghiệp của ông trên khắp đất nước dự đoán. Nguồn nước nuôi các trang trại của ông đã từng cung cấp 150 ao sẽ sản xuất 3000 kg tôm sú mỗi ha. Hiện nay, cùng một nguồn nước cung cấp 4000 ao sẽ sản xuất 7 tấn tôm thẻ chân trắng mỗi ha.
Sharma cho rằng, khả năng chu chuyển của các tuyến đường thủy nơi có các trang trại nuôi tôm đã bị vượt quá, điều này có thể dẫn đến tỷ lệ sống thấp hơn, tăng trưởng chậm và một loạt các loại bệnh. Khi kết hợp bùn, phân bổ sung, thức ăn thừa hoặc tảo nở hoa, các trang trại tôm sẽ không dễ dàng để có được vụ nuôi thành công.
“Tổng tải trọng hữu cơ, bạn có thể tưởng tượng” Sharma chia sẻ. Ông nói thêm rằng việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không đúng cách, đặc biệt là quá tải là yếu tố hạn chế chính trong nuôi trồng thủy sản Ấn Độ. Mặc dù có 200.000 ha ao nuôi tôm trên toàn quốc gia. Nhìn sang Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam bất cứ quốc gia nào có hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng được đề cập đều không hoạt động tốt sau 7 năm.
Sản xuất tôm của Ấn Độ đã phát triển quá nhanh đến nỗi được gọi là cơn sốt, dự đoán hơn 700.000 tấn trong năm nay. Sharma cho biết, đã có một cuộc bàn luận về dự báo con số 1 triệu tấn, nhưng con số đó khó có thể đạt được sớm.
“Năm nay, chúng tôi thậm có thể không vượt qua con số 550.000 tấn, do hậu quả của các bệnh như WSSV và bệnh phân trắng đã khiến trang trại của ông gặp cú sốc hoàn toàn. Ông hy vọng rằng, chính phủ các tiểu bang của Ấn Độ sẽ theo sự dẫn dắt của Gujarat và giám sát sự phát triển nuôi trồng thủy sản. Gujarat hiện là đầu mối của 600 nhà sản xuất tôm, với diện tích 10.400ha” – Sharma cho biết, “Và phần lớn hoạt động nông nghiệp diễn ra trên đất tư nhân” ông nói thêm.
Một cuộc khủng hoảng “siêu thực”
Ở bang Odisha, trên bờ biển phía Đông của Ấn Độ, Aditya Dash đã điều hành công việc kinh doanh của gia đình Ram’s Assort Cold Storage từ năm 2008. Ông chứng kiến sự bùng nổ sản xuất tôm của thập kỷ trước và cũng giống như Sharma tin rằng, việc phân bổ tài nguyên – ví dụ nguồn nước – đang cản trở khả năng của ngành để lập kế hoạch cho sự tăng trưởng trong tương lai. Ấn Độ có một cuộc khủng hoảng nước lớn. Các nhà sản xuất có trách nhiệm nên trả tiền cho việc sử dụng nước ngầm.
Chennai- một thành phố sống nhờ nước vận chuyển. Hồ chứa nước uống của Chennai đã cạn do hạn hán gần đây, vì vậy thành phố cần hàng trăm triệu lít nước uống mỗi ngày – ông Aditya Dash chia sẻ.
Dash và các bên liên quan khác ở Ấn Độ nói rằng, nông dân chịu quá nhiều rủi ro và không có sự chắc chắn nào cho một vụ mùa thành công, cùng với giá cổng trại thường thấp hơn chi phí sản xuất, làm cho tương lai ngành nuôi tôm cũng trở nên mơ hồ. Dash nói rằng, việc tiếp cận nhiều hơn với tài chính và bảo hiểm mùa màng (phần lớn không có sẵn kể từ cuộc khủng hoảng bệnh WSSV từ một thập kỷ trước) là điều cần thiết.
“Tôi có thể dễ dàng có được tài chính để mua 1 chiếc xe thể thao, nhưng nhận được cùng một khoảng tài chính phục vụ cho việc nuôi tôm hoặc nuôi trồng thủy sản? Điều này đặc biệt đúng với hướng nuôi trồng theo chuỗi giá trị, cho vay để xây dựng một trại sản xuất giống hoặc chế biến sẽ dễ dàng hơn” Dash nói, “Sự đa dạng tuyệt đối của người Ấn Độ làm cho sự phát triển của các công nghệ mới trở thành một quá trình chậm chạp. Giáo dục các chủ hộ nhỏ là một nhiệm vụ lớn” – Ông nhận định.
Nuôi trồng thủy sản là một chủ đề kỹ thuật và chúng tôi có sự phân chia kỹ thuật số rất lớn. Ấn Độ có mức thuế suất dữ liệu thấp nhất trên thế giới, nhưng chúng tôi cài tới 22 ngôn ngữ chính thức và 14 tập lệnh khác nhau. Khiếu nại tôi nhận được từ những người nông dân ở Odisha là không có ai hướng dẫn họ.
Do đó, nông dân có xu hướng chờ đợi cho đến khi họ nhìn thấy người đồng nghiệp của họ bắt đầu trước tiên. Điều này đúng với nông dân và nhân loại nói chung. Nông dân, giống như bất kỳ ai khác rất cần nhiều sức thuyết phục.
Đánh bật sự “chậm chạp”
Doanh nhân công nghệ Rajamanohar Somasunduram đã xuất hiện giải quyết những vấn đề như vậy. Với doanh nghiệp còn non trẻ của anh ấy – Aquaconnnect, có trụ sở tại Chennai, thuộc bang Tamil Nadu, anh đặt mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu hoặc “đa kênh” trong ngành công nghiệp tôm của Ấn Độ. Nếu các nhà sản xuất cần ấu trùng tôm chất lượng cho các trang trại của họ hoặc các nguồn cung cấp khác, học có thể tìm thấy trên Aquaconnect. Công ty của ông gần đây đã nhận được 1,1 triệu USD tài trợ hạt giống từ nhà máy gia tốc Nuôi trồng thủy sản và Công ty đầu tư mạo hiểm Omnivore có trụ sở tại Ấn Độ.
Khi xây dựng doanh nghiệp này, Raj đã biết đến các nhà sản xuất tôm Ấn Độ với nhiều quy mô khác nhau và đã xác định rằng, giống như phần lớn văn hóa của Ấn Độ, họ không khoan dung với thất bại. Điều này giải thích tại sao họ thường chậm nắm bắt các công nghệ mới cho đến khi chúng được chứng minh.
“Chúng tôi không đối phó với những thất bại tốt. Chúng tôi xử lý thất bại và học hỏi từ nó, là chìa khóa cho bất kỳ dự án kinh doanh nào”, ông nói. “Thất bại trong lịch sử được coi là một thảm họa ở Ấn Độ, thậm chí ảnh hưởng đến gia đình và triển vọng hôn nhân của một cá nhân. Vì vậy, họ thường chờ đợi phản hồi từ hàng xóm trước khi mạo hiểm với các phương pháp mới và thường “tụt hậu” trong vòng đời công nghệ”.
Aquaconnect hiện làm việc với 3.000 nông dân chia sẻ thông tin dữ liệu với công ty để đổi lấy việc giảm chi phí dịch vụ, bao gồm thuật toán dự đoán giúp tìm ra nhu cầu của khách hàng. Do các chủ hộ nhỏ thường không biết về các công nghệ mới cho đến khi được các nhà cung cấp dịch vụ thú y hoặc các công ty dịch vụ thức ăn tiếp cận.
Aquaconnect cũng đang làm việc trên “một cổng thông tin video” với ngôn ngữ chính là tiếng Ấn Độ để trực tiếp giới thiệu những cải tiến mới. Và bởi các ngân hàng và các công ty bảo hiểm đang tìm kiếm các nguồn dữ liệu đáng tin cậy để đánh giá mức độ tin cậy và hồ sơ rủi ro tín dụng. Ông hy vọng rằng mô hình kinh doanh thu thập dữ liệu này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách kiến thức và mở rộng tín dụng cho nông dân trong mạng lưới của ông.
Một thị trường nội địa không hoạt động
Mặc dù ngành công nghiệp Ấn Độ đã đạt được thành tựu lớn, bằng cách tập trung vào tôm. Tuy nhiên, tư duy tập trung vào tôm cũng hạn chế tiềm năng phát triển đầy đủ nhất của ngành, nông dân Ấn Độ cần nghĩ xa hơn tôm và mở rộng sang nuôi trồng các loài khác, mở rộng khả năng đổi mới sản phẩm và khả năng chế biến.
Sharma của Mayank Aquafarms cho biết sự mất cân bằng đã làm xói mòn sự kiểm soát trong sản xuất. Sản xuất tăng, nhưng theo ông ít người nuôi trồng thành công hơn so với 1 thập kỷ trước. Và thực tế là tôm Ấn Độ chủ yếu là một mặt hàng xuất khẩu làm ông lo lắng.
“Nó làm tôi sợ” ông nói, “Mỹ là nhà nhập khẩu lớn nhất của chúng tôi, trong 3 năm qua, nhưng đó là vì Trung Quốc, Thái Lan họ sản xuất không tốt vì thế có một khoảng trống và Ấn Độ chỉ đang lấp đầy nó. Những điều gì xảy ra nếu các nước đó trở lại bình thường? Lo lắng lớn nhất của tôi là Ấn Độ tiêu thụ có 2% tôm trong thị trường nội địa. Chúng tôi cần bắt đầu quảng bá nó, và tôi đang yêu cầu nông dân của mình hợp tác để tăng cường phát triển thị trường trong khu vực của chúng tôi” , Sharma cho biết.
Để nhấn mạnh thêm, Sharma cho biết, anh đã mở nhà hàng của riêng mình và cho đến nay nó vẫn hoạt động tốt. “Chúng tôi có 1.3 tỷ người. Nếu họ chỉ cần ăn 1kg tôm mỗi năm, 700.000 tấn sản xuất sẽ được tiêu thụ trong nước”. Tuy nhiên, theo Dash, triển vọng của một thị trường tôm trong nước phát triển là mờ tịt.
“Tôi rất hoài nghi về mức thu nhập của Ấn Độ đạt mức đủ cao để khuyến khích tôm trong nước. Trên hết, chúng tôi là một quốc gia chủ yếu ăn chay hoặc ăn thịt gà nhiều nhất” Dash nhấn mạnh.
V.A (lược dịch)
Nguồn: Aquaculturealliance.org
- Ấn Độ li>
- tôm nuôi ấn độ li> ul>
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Aquaculture Vietnam sẽ trở lại vào tháng 3 năm 2026
- Giá tôm tăng tại Trung Quốc khi nguồn cung giảm từ Ecuador, Ấn Độ
- Thanh Hóa: Sản lượng nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm đạt trên 80%
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Sản xuất tôm giống Cà Mau chỉ đáp ứng 50% nhu cầu
- Giá tôm lao dốc, nông dân gặp khó
- Inforgraphic: Ngành tôm 6 tháng đầu năm 2024
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
- CEO Chuang Jie Cheng: Vị thuyền trưởng – chắc chèo vững lái vượt sóng thành công
- Loay hoay ‘bài toán’ thiếu hụt nguyên liệu ở ngành thủy sản
- Ra mắt bộ 3 cuốn sách Toàn cảnh ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản Việt Nam
- Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bứt phá tăng trưởng cao
- Vướng mắc tại các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt