Vấn đề nan giải về tính bền vững của nguồn thức ăn cho tôm

Hiện nay, hơn 50% nguồn cung ứng tôm có nguồn gốc từ nuôi trồng thủy sản. Và ngành nuôi tôm đang là một trong những đối tượng khách hàng chủ yếu có nhu cầu về bột cá làm nguồn thức ăn chính nuôi tôm.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu cho một ngành đang phát triển trước thực tế nguồn cung cấp nguyên liệu biển (bột cá) là hữu hạn, hiện nay, các nhà sản xuất thức ăn đã giảm lượng bột cá trong chế độ ăn của tôm. Trong năm 2000, nguồn thức ăn của tôm bao gồm từ 19 -40% bột cá. Tuy nhiên, đến năm 2014, con số này giảm xuống còn 11 – 23%.

Trong những năm qua, để thích ứng với giá bột cá tăng lên, thì nguyên liệu này đang dần được thay thế bằng các thành phần thực vật. Cách tiếp cận mới này được công nhận rộng rãi vì tính thân thiện với môi trường và giảm áp lực tới môi trường biển.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới, việc thay thế bột cá trong thức ăn nuôi trồng thủy sản bằng các thành phần thực vật có thể không mang lại lợi ích với môi trường như mọi người vẫn nghĩ.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia và học giả quốc tế đa ngành, từ lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và nhiều lĩnh vực khác nữa, bao gồm: Viện nuôi trồng Thủy sản, Đại học Stirling (Anh); Viện nghiên cứu Nông nghiệp, Thủy sản và Thực phẩm (Bỉ); Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản (Mexico); Hiệp hội các chuyên gia Thủy sản Quốc tế (Úc); …

Nghiên cứu đã đánh giá tác động đối với các nguồn tài nguyên trên biển và trên đất liền, chắc hạn như cá, đất, nguồn nước ngọt, nitơ và phốt pho bằng cách mô hình hóa sự thay thế bột cá tăng dần bằng các thành phần thực vật, hàm lượng bột cá bị giảm từ 20 – 30% về 0.

Các thành phần thực vật được sử dụng thay thế như bột đậu nành cô đặc, bột hạt cải cô đặc, protein đậu nành và bột ngô cô đặc. Đây là các thành phần thường có trong nguồn thức ăn của 2 loài tôm chính được nuôi trồng trên toàn cầu hiện nay, là tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

Kết quả cho thấy việc thay thế hoàn toàn bột cá bằng các thành phần từ thực vật có thể dẫn đến hệ quả tăng nhu cầu đối với nước ngọt (63%), đất (91%) và phốt pho (83%). Đây là những mức tăng đáng kể, vì mới chỉ 20 – 30% nguồn thức ăn thực sự được thay thế. Nếu thay thế hoàn toàn, các con số này sẽ còn tăng cao hơn.

Nguyên nhân chính dẫn đến hệ quả này vì các thành phần có thay thế bằng thực vật làm tăng nhu cầu về cây trồng, cây trồng thâm dụng tài nguyên, chẳng hạn như bột đậu nành cô đặc, bột hạt cải cô đặc, …Những thành phần thực vật này gây ra sự gia tăng đáng kể trong nhu cầu sử dụng tài nguyên nước, đất và phốt pho.

Tuy nhiên, xét về nhu cầu nitơ vẫn duy trì tương đối ổn định trong các trường hợp. Nguyên nhân là do cây trồng cần ít hoặc không cần đến phân đạm, nhờ vào khả năng tổng hợp nitơ từ khí quyển. Nhưng đối với phốt pho, cây trồng cần đến một lượng nhu cầu tương đối nhiều hơn, điều này giải thích cho sự gia tăng về nhu cầu đối với nguồn tài nguyên giá trị này, vốn đã chịu áp lực lớn dưới nhu cầu của ngành nông nghiệp hiện nay.

Yêu cầu chế độ ăn uống phức tạp

Ngoài ra, cần lưu ý rằng việc thay thế hoàn toàn bột cá và dầu cá bằng thành phần có nguồn gốc thực vật mà không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng của tôm là rất khó khăn. Nguyên nhân xuất phát từ chế độ ăn uống phức tạp của tôm. Do đó, một tỷ lệ nhỏ dầu cá vẫn còn trong chế độ ăn trong khi tất cả bột cá đã được thay thế.

Gia tăng sự phụ thuộc vào các thành phần thực vật có thể dẫn tới sự cạnh tranh với cây trồng nông nghiệp, từ hệ thống các tài nguyên trên cạn như đất đai đến các nguồn tài nguyên thiết yếu khác, chúng đang chịu áp lực đáp ứng nhu cầu toàn cầu về thực phẩm, thức ăn, nhiên liệu và vật liệu sinh học.

Nếu sử dụng thành phần từ thực vật thay thế bột cá trong thức ăn của tôm, những áp lực bổ sung đối với các nguồn tài nguyên nông nghiệp thiết yếu có thể dẫn đến các tác động tới kinh tế, xã hội và môi trường. Điều này có thể ảnh hưởng với khả năng phục hồi của hệ thống lương thực toàn cầu. Thêm vào đó, việc gia tăng sự phụ thuộc vào các thành phần thực vật trong nuôi trồng thủy sản cũng gây ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của loài thủy sản được nuôi; gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người, giảm hiệu quả của việc chuyển đổi thức ăn này.

Hậu quả là, mặc dù việc sản xuất thức ăn cho tôm (hay nói chung là ngành nuôi trồng thủy sản) chỉ tận dụng một tỷ lệ nhỏ của việc sản xuất nông nghiệp toàn cầu, thì việc chuyển đổi từ bột cá sang các thành phần thực vật cũng không nên được coi là hướng đi bền vững, để đáp ứng nhu cầu mở rộng nhanh chóng của ngành nuôi tôm.

Tiềm năng để cải thiện

Có nhiều tiềm năng để cải thiện tính bền vững của thức ăn cho nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm). 

Đầu tiên, bột cá có thể được sử dụng kế hoạch, chiến lược hơn với các công thức thức ăn đa dạng. Điều này đòi hỏi nhiều nghiên cứu và sự đổi mới để tối ưu hóa giá trị của  thức ăn trong quan hệ với các thành phần thay thế.

Quản lý chiến lược và tận dụng các phụ phẩm từ cá mang tới tiềm năng sử dụng tài nguyên biển có giá trị cao hơn. Ngoài ra, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức lên tới 30 – 40% hệ thống thực phẩm toàn cầu, và các nguồn protein mới có thể mang tới các giải pháp được công nhận để bổ sung thay thế cho bột cá.

Các chất bổ sung đầy hứa hẹn bao gồm cách sử dụng sáng tạo các sản phẩm phụ phẩm và các thành phần mới, như sinh khối vi sinh vật, bột côn trùng, nấm men, vi khuẩn/ vĩ mô và đại thực bào… Các lựa chọn này cần được khám phá nhiều hơn nữa, Cũng như các hệ thống sản xuất sáng tạo, chẳng hạn như mô hình nuôi trồng thủy sản đa năng tích hợp (IMTA), hệ thống BioFloc và Aquamimicry, giảm sử dụng thức ăn và các nguồn tài nguyên hiện hữu.

Một chiến lược thức ăn nuôi tôm như vậy sẽ góp phần vào các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc. Điều này cho phép ngành nuôi tôm hoạt động và có đóng góp một cách bền vững cho nền an ninh lương thực toàn cầu và với nền kinh tế, cung cấp nguồn thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao thiết yếu cho mọi người.

Aquafeed.co.uk