Quý 1/2025, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 56 thị trường chính trên thế giới, trong đó Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia là những thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Theo số liệu của Cục Hải quan, quý 1/2025, Việt Nam thu về 2,31 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản ra thế giới, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước (YoY). Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang 10 thị trường lớn nhất đạt 1,78 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 77% tỷ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thế giới.
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia là những thị trường xuất khẩu lớn nhất. Ảnh: ST
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 464 triệu USD trong quý 1/2025, tương ứng tăng 74% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam với giá trị 371 triệu USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ.
Các thị trường có kim ngạch trên 100 triệu USD còn bao gồm Nhật Bản với 358,9 triệu USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ; Hàn Quốc với 179,7 triệu USD, tăng 7,8% YoY.
Việt Nam còn xuất khẩu thủy sản sang Australia với giá trị 71,7 triệu USD, giảm 2,5% YoY; Anh với 64,2 triệu USD, giảm 4% YoY, đây là hai thị trường trong Top 10 có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam còn thu về 69,8 triệu USD từ xuất khẩu thủy sản sang Thái Lan, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước; 61,8 triệu USD từ Canada, tăng 22% YoY; Đức với 49 triệu USD, tăng 26% YoY; Nga với 48 triệu USD, tăng 11% YoY và Brazil với 46,7 triệu USD, tăng 70% YoY.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam chi 760 triệu USD để nhập khẩu thủy sản từ thế giới, tăng 23% so với quý 1/2024. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ 10 thị trường lớn nhất đạt 576 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 75% tỷ trọng giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam từ thế giới.
Indonesia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với 119,4 triệu USD, tăng tới 50% so với cùng kỳ năm trước. Ấn Độ là thị trường nhập khẩu đứng sau với 114 triệu USD, tăng 88,6% YoY.
Các thị trường nhập khẩu thủy sản trong Top 10 có mức tăng trưởng cao còn bao gồm Chile với +102% so với cùng kỳ, lên 42,8 triệu USD; Nhật Bản với +42% YoY, đạt 54 triệu USD.
Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Nauy cũng tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, lên 84,5 triệu USD; Trung Quốc với +11% YoY, đạt 75 triệu USD; Mỹ với +9,9% YoY, đạt 13,5 triệu USD và Đài Loan (Trung Quốc) tăng nhẹ 0,1% YoY, đạt 32,6 triệu USD.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Nga lại giảm 33,8% trong quý 1/2025, còn 16,7 triệu USD; từ Hàn Quốc giảm 19,3% YoY, đạt 21,8 triệu USD
Dương Anh
Nguồn: mekongasean.vn
- Kiên Giang: Phát sinh 7 ổ dịch trên tôm nuôi ở huyện An Biên
- Nuôi tôm dễ dàng, thành công vững vàng cùng thức ăn đa tầng STP của Japfa Việt Nam
- Giá tôm càng xanh thương phẩm tăng mạnh từ đầu tháng 1/2025
- Brazil: Đình chỉ nhập khẩu tôm từ Ecuador
- Xuất khẩu tôm 2024: Con tôm vẫn giữ vững vị thế
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
- Bột trứng: Nguồn protein tiềm năng trong nuôi tôm
- Ninh Thuận: Mục tiêu sản xuất 50 tỷ tôm giống vào năm 2025
- Ảnh hưởng của 25-Hydroxyvitamin D3 trong khẩu ăn lên tăng trưởng, chuyển hóa canxi-phospho và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus Vannamei nuôi ở độ mặn thấp
Tin mới nhất
T7,12/04/2025
- Kháng sinh trong nuôi tôm: Từ lạm dụng đến kiểm soát hiệu quả
- Tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày: “Khoảng thở” cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm
- Giá tôm tăng nhưng khối lượng vẫn chưa bứt phá
- Thuế quan tạm hoãn: Thủy sản Việt Nam tạm thoát “vòng xoáy” áp thuế Hoa Kỳ
- Quản lý tốt tôm nuôi nước lợ trong thời điểm nắng nóng
- Giá tôm nguyên liệu dự báo sẽ tiếp tục giảm
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Tái định hình thức ăn thủy sản: Mở đường cho các giải pháp thế hệ tiếp theo có khả năng mở rộng
- Các lô hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ rời bến trước ngày 5/4 có được miễn trừ thuế bổ sung 10%?
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân