Dịch Covid 19 lây lan mạnh trên toàn cầu khiến cho sản xuất và XK thủy sản của cả nước bị ảnh hưởng nặng nề. Ước tính XK thủy sản trong tháng 3 giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 549 triệu USD. Trong đó, XK sang những thị trường lớn bị ảnh hưởng dịch bệnh đều giảm mạnh. XK sang EU giảm sâu nhất (-40%), sang Trung Quốc giảm 25%, Hàn Quốc giảm 24%, Nhật Bản giảm 19%.
XK sang Mỹ giảm ít hơn các thị trường khác (-8.6%) có thể nhờ sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn giữ được thị phần tại phân khúc bán lẻ. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Mỹ nói chung giảm nhưng nhu cầu các sản phẩm tươi, sống, đóng hộp vẫn tăng. Trong tuần đầu tháng 3, doanh số bán lẻ thủy sản đóng hộp tại Mỹ tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo phản ánh của một số DN thủy sản, thị trường Trung Quốc đã có nhu cầu NK trở lại nhưng đơn đặt hàng không nhiều, hơn nữa, khách hàng Trung Quốc muốn ép giá mặc dù giá chào bán sản phẩm đã thấp hơn so với trước dịch. Hơn nữa, sau khi dịch Covid bớt căng thẳng tại Trung Quốc, các DN nước này có nhu cầu NK nhưng khó tiếp cận các nguồn tài chính để vay vốn.
Dịch bùng phát, nhiều nước phong tỏa khiến cho hoạt động thương mại đình trệ, do vậy XK sang các thị trường sụt giảm mạnh. Các thị trường có tỷ lệ khách hàng yêu cầu hoãn giao hàng hoặc hủy đơn hàng tập trung chủ yếu tại thị trường Châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tiêu thụ chậm khiến việc thanh toán cũng bị trì hoãn ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn của DN.
Trong tháng 3/2020, XK cá tra và cá ngừ đều giảm trên 29%, XK mực- bạch tuộc giảm mạnh hơn trên 31%, trong khi XK tôm giảm 15%.
Tính đến hết tháng 3/2020, XK thủy sản của cả nước ước đạt trên 1,5 tỷ USD, giảm 14%. Trong đó, XK cá tra giảm mạnh nhất (-31%) , chủ yếu do giảm sang thị trường Trung Quốc từ 2 tháng đầu năm. XK tôm giảm nhẹ 4,3%, trong khi XK các mặt hàng hải sản giảm sâu (cá ngừ giảm 13,5%, mực-bạch tuộc giảm 28%).
Hiện nay, giá tôm, cá tra nguyên liệu đều giảm vì người nuôi sợ rớt giá thu hoạch sớm, một số DN tạm ngừng mua nguyên liệu vì đơn hàng giảm (bị hoãn, hủy, không có đơn hàng mới), kho lạnh để trữ hàng bị đầy và thiếu. Tình trạng này có thể dẫn đến thiếu nguyên liệu vào cuối năm, khi dịch bệnh hết, nhu cầu tăng lại nếu người nuôi hạn chế hoặc bỏ ao vì không trụ được ở giai đoạn này.
Diễn biến dịch bệnh Covid còn đang rất phức tạp tại các nước trên thế giới, do vậy, trong vài tháng tới, tình hình XK chắc chắn tiếp tục bị tác động giảm. DN chưa thể thoát khỏi tình trạng bị sụt giảm, hoãn/hủy đơn hàng, vận tải hàng hóa khó khăn, việc thanh toán cũng không thuận lợi, sẽ có không ít DN (nhất là những DN nhỏ) không thể trụ vững vì thiếu vốn để duy trì, để quay vòng kinh doanh.
Do vậy, DN thủy sản đang rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành liên quan nhằm giảm bớt áp lực và khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19: miễn nộp kinh phí Công đoàn, giảm thuế TNDN, giảm giá điện, thuê kho lạnh, gia hạn thanh toán điện, giãn nợ, cho vay lãi suất thấp, giảm các thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm tra và chuẩn bị phương án và điều kiện để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất – XK sau dịch.
XK thủy sản sang các thị trường, T1-3/2020 (triệu USD) |
||||
THỊ TRƯỜNG |
Tháng 3/2020 (ước) |
So với cùng kỳ 2019 (%) |
Từ 1/1 – 31/3/2020 (ước) |
So với cùng kỳ 2019 (%) |
Nhật Bản |
103,000 |
-18,9 |
287,637 |
-6,4 |
Mỹ |
95,866 |
-8,6 |
275,423 |
-2,8 |
EU (-Anh) |
68,294 |
-40,1 |
201,164 |
-28,3 |
Hà Lan |
20,761 |
-3,3 |
43,400 |
-16,3 |
Đức |
9,718 |
-35,4 |
30,712 |
-24,0 |
Bỉ |
9,423 |
-21,5 |
25,519 |
-8,2 |
Pháp |
5,098 |
-40,3 |
15,879 |
-25,6 |
TQ và HK |
66,434 |
-25,1 |
150,714 |
-36,9 |
Hồng Kông |
5,775 |
-57,4 |
25,873 |
-35,4 |
Hàn Quốc |
50,704 |
-23,8 |
147,862 |
-14,6 |
ASEAN |
45,952 |
-25,5 |
143,428 |
-12,4 |
Anh |
19,183 |
+0,9 |
53,595 |
-12,9 |
Canada |
17,857 |
-0,3 |
49,567 |
+2,9 |
Australia |
18,500 |
+11,8 |
46,878 |
+8,7 |
Nga |
10,993 |
+29,4 |
26,051 |
+147,6 |
Các TT khác |
52,357 |
-10,7 |
158,341 |
-11,6 |
TỔNG CỘNG |
549,139 |
-19,6 |
1.540,660 |
-14,2 |
Sản phẩm thủy sản xuất khẩu, T1-3/2020 (triệu USD) |
||||
SẢN PHẨM |
Tháng 3/2020 (ước) |
So với cùng kỳ 2019 (%) |
Từ 1/1 – 31/3/2020 (ước) |
So với cùng kỳ 2019 (%) |
Tôm các loại (mã HS 03 và 16) |
207,692 |
-14,9 |
591,083 |
-4,3 |
trong đó: – Tôm chân trắng |
149,010 |
-8,4 |
417,216 |
+2,1 |
– Tôm sú |
39,891 |
-29,3 |
112,948 |
-23,2 |
Cá tra (mã HS 03 và 16) |
114,988 |
-29,2 |
325,305 |
-31,1 |
Cá ngừ (mã HS 03 và 16) |
46,787 |
-29,5 |
141,284 |
-13,5 |
trong đó: – Cá ngừ mã HS 16 |
17,509 |
-36,8 |
58,870 |
-13,9 |
– Cá ngừ mã HS 03 |
29,278 |
-24,2 |
82,415 |
-13,3 |
Cá các loại khác (mã HS 0301 đến 0305 và 1604, trừ cá ngừ, cá tra) |
128,066 |
-8,6 |
331,654 |
-6,3 |
Nhuyễn thể (mã HS 0307 và 16) |
42,340 |
-30,4 |
121,621 |
-25,5 |
trong đó: – Mực và bạch tuộc |
35,729 |
-31,5 |
101,603 |
-28,2 |
– Nhuyễn thể hai mảnh vỏ |
6,454 |
-12,6 |
19,355 |
-4,1 |
Cua, ghẹ và Giáp xác khác (mã HS 03 và 16) |
9,266 |
-3,5 |
29,712 |
+19,1 |
TỔNG CỘNG |
549,139 |
-19,6 |
1.540,660 |
-14,2 |
Nguồn tin: Vasep
- Lạm phát, xuất khẩu thủy sản cuối năm sẽ tiếp tục chậm lại
- Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2021 vượt mốc 4,1 tỷ USD
- Tôm Ấn Độ bị Mỹ tạm áp thuế chống bán phá giá cao chưa từng thấy
- Giá tôm chân trắng cỡ lớn của Thái Lan tiếp tục tăng
- Hai nhà xuất khẩu tôm Ecuador lại bị Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu vì COVID
- Dạo quanh thị trường tôm trên thế giới
- Dạo quanh thị trường tôm trên thế giới
- Đánh giá tác động việc Indonesia tăng sản lượng tôm thẻ chân trắng
- Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc phục hồi
- Covid-19 đã tác động tới nguồn cung và xu hướng thị trường tôm thế giới như thế nào?
Tin mới nhất
T5,30/03/2023
- Cập nhật giá tôm ngày 30-3-2023
- Lợi thế ngành tôm Sóc Trăng
- Nhiệt độ cao: Bất hoạt các bào tử EHP
- Entobel: Xây dựng nhà máy côn trùng công suất 10.000 tấn tại Việt Nam
- Chủ tịch Hiệp hội tôm giống Bình Thuận: 8 kiến nghị tháo gỡ khó khăn ngành tôm Việt Nam
- Chiết xuất piperine từ tiêu: Nâng cao sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Ecuador: Ký hiệp định thương mại FTA với Costa Rica
- Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 27-3-2023
- Cần chủ động tôm giống bố mẹ để hạn chế phụ thuộc
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng