Vai trò của vitamin C trong nuôi trồng thủy sản

Bên cạnh những thành tựu quan trọng, nuôi trồng thuỷ sản nước ta cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề tồn tại về môi trường, dịch bệnh. Biểu hiện rõ nét là tình hình bệnh thủy sản và môi trường suy thoái có chiều hướng gia tăng.

 

Có thể nói việc quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản hoàn toàn phụ thuộc vào việc kiểm soát chất lượng môi trường nước và con giống. Vì thế, phải tạo cho vật nuôi một sức khỏe tốt bằng cách tránh tình trạng cá stress thường xuyên do sự biến đổi của môi trường và ô nhiễm nguồn nước.

Vitamin C được xác định là rất quan trọng cho động vật thủy sinh bởi vì trong khi hầu hết các động vật khác có khả năng tổng hợp Vitamin C từ Glucuronic acid thì cá và giáp xác lại thiếu Enzyme Gulonolactone Oxidase cần thiết cho bước cuối cùng của quá trình tổng hợp. Chính vì thế Vitamin C của động vật thủy sản được hấp thu chủ yếu từ thức ăn.

 

Vitamin C được ghi nhận là có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bởi việc tạo thành Collagen, tăng cường các phản ứng miễn dịch và sức đề kháng bệnh của tôm cá, tổng hợp Corticosteroids là chất có liên quan đến khả năng chịu đựng của tôm cá với sự thay đổi của môi trường.

Theo viện nghiên cứu thủy sản quốc gia Mỹ (1993) hàm lượng Vitamin C cần thiết cho cá giống dao động trong khoảng từ 25-50 mg/kg thức ăn.

Bảng: Nhu cầu Vitamin C của một số loại cá

Nguồn: Trần Thị Thanh Hiền, 2004

Một số bệnh do thiếu Vitamin C ở cá:Thức ăn thiếu Vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như các dạng dị tật vẹo cột sống và hiện tượng xuất huyết ở gốc vây, ở xung quanh miệng và mắt của cá. Ở giai đoạn ấu trùng tôm cá cần nhiều Vitamin C hơn giai đoạn cá trưởng thành, nó không những làm gia tăng tốc độ sinh trưởng mà còn làm tăng sức đề kháng của ấu trùng.

Bảng: Một số dấu hiệu bệnh do thiếu Vitamin C trên cá

Nguồn: Trần Thị Thanh Hiền, 2004

Để làm giảm sự hòa tan nhanh của Vitamin C trong nước, người ta dùng dầu để bao lấy các hạt Vitamin C, lớp mỡ sẽ ngăn chặn sự thấm nước và hạn chế bị oxy hóa.

Vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng rất cần cho sức đề kháng cơ thể cá và cũng là chất xúc tác quan trọng cho nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể cá. Nhu cầu của cá thường rất ít, nhưng mang lại hiệu quả lớn và lại dễ bị thiếu trong chế độ ăn hàng ngày. Do đó, để phòng ngừa thiếu hụt chúng ta nên:

  • Định kỳ bổ sung vào thức ăn
  • Lựa chọn thức ăn có đủ dinh dưỡng cho cá
  • Bổ sung tùy theo giai đoạn phát triển của cơ thể

Nguồn: Tongwei Việt Nam

Tin mới nhất

T5,18/04/2024