Tôm thẻ chân trắng chậm lớn có thể do nhiều nguyên nhân như: tôm mắc bệnh, con giống kém chất lượng, mật độ sinh khối quá dày… cần có hướng khắc phục để mang lại hiệu quả cho vụ nuôi.
Tôm thẻ chân trắng chậm lớn là vấn đề mà nhiều bà con nông dân đang gặp phải khi khởi nghiệp bằng nghề nuôi tôm thẻ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của vụ nuôi, gây ra nhiều thiệt hại lớn về kinh tế của các hộ dân. Vậy nguyên nhân dẫn đến tôm thẻ chân trắng chậm lớn là gì và làm thế nào để khắc phục được tình trạng này.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho tôm thẻ chân trắng chậm lớn
Nguyên nhân khiến tôm thẻ chậm lớn
Chất lượng con giống kém
Nếu nguồn giống bố mẹ cho đẻ càng nhiều lần thì chất lượng con giống tôm thẻ chân trắng càng kém hoặc tôm giống kém chất lượng do quá trình chăm sóc, vận chuyển chưa đúng cách.

Tôm mắc bệnh
– Bệnh còi MPV (Monodon Baculovirus) và HPV (Hepatopancreatic virus)
Bệnh thường xuất hiện từ giai đoạn ZOEA 2. Ấu trùng và Postlarvae bị bệnh thường giảm ăn, ít hoạt động, chậm phát triển, mang và cơ thể có nhiều sinh vật bám. Ruột giữa cho thấy một đường trắng dọc cơ thể.
Đối với tôm ương trong ao nhất là với mật độ cao, mức độ nhiễm bệnh tăng và có triệu chứng mãn tính. Tôm có màu sẩm, mang đỏ hay đen, vỏ có nhiều sinh vật đơn bào và vi sinh vật bám.
Gan tụy teo lại, có màu vàng, rất tanh. Tôm chết dần 3 – 7 ngày từ 70 – 100%.
– Bệnh phân trắng
Sau khi tôm bị mắc bệnh phân trắng nếu không kịp thời chữa trị tôm yếu dần, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém làm cho tôm thẻ chân trắng chậm lớn. Khi phát hiện tôm bị bệnh phân trắng cần có biện pháp điều trị kịp thời.
– Vi bào từ trùng
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm, chúng sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến cho tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng.
Mật độ quá dày, sinh khối lớn
Khi nuôi tôm mật độ quá dày, những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho tôm không đủ để tôm phát triển và lột xác, dẫn đến tôm chậm lớn.
Không nên nuôi tôm mật độ quá dày
Lạm dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh
Người dân thường sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm và dùng quá liều kháng sinh khi trị bệnh. Điều này làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm làm tôm chậm lớn.
Thức ăn kém chất lượng, chất lượng nước ao nuôi xấu
Thức ăn kém chất lượng cũng là nguyên nhân làm tôm chậm lớn do tôm không đủ dinh dưỡng để tăng trưởng. Do đó phải bảo quản thức ăn đúng nơi quy định. Không được để bao thức ăn dưới sàn đất để đảm bảo thức ăn luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tác hại của việc tôm chậm lớn
– FRC của tôm cao tốn kém thức ăn.
– Tôm chậm lớn kéo dài thời gian thu hoạch làm tăng chi phí nuô.
– Làm giảm giá trị tôm nuôi, giảm năng suất sản lượng tôm nuôi.
Cách khắc phục tình trạng tôm chậm lớn
– Đường lây nhiễm bệnh chính là từ nguồn giống, kế tiếp là chất lượng môi trường nước của ao, đầm nuôi tôm không đảm bảo. Tôm bị bệnh sẽ lây lan đến tôm khoẻ nếu nuôi chung trong một ao. Vậy phải chọn giống khỏe, không nhiễm MBV và HPV, luôn vệ sinh ao đảm bảo chất lượng và chăm sóc quản lý tốt sức khỏe tôm.
– Loại bỏ tôm bệnh: dùng những bó chà nhỏ cắm quanh ao trong 1-2 tháng đầu, tôm nhỏ, yếu sẽ bám vào chà, khi kiểm tra thì bỏ những tôm này ra khỏi ao.
– Sau 2 tháng nuôi, cặn bả tập trung vào giữa ao và tôm nhỏ yếu thường tập trung vào vùng dơ bẩn này, nên rải thức ăn cho tôm từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc để kích thích tôm hướng ra ngoài.
– Nuôi tôm đúng mùa vụ, quản lý chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và lượng. Không để tôm sock trong quá trình nuôi.
– Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường nước ( Độ kiềm, Fe, NO2, NH3..) trong ao để nhanh chóng điều chỉnh và phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng.
– Không được sử dụng thuốc trừ sâu để cải tạo ao.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc tôm thẻ chân trắng chậm lớn. Hy vọng sau khi biết được nguyên nhân, bà con có thể tìm các phương pháp điều trị để hạn chế tình trạng này. Chúc bà con có một mùa vụ tôm đạt năng suất cao!
- tôm chậm lớn li>
- tôm thẻ chân trắng li> ul>
- Doanh nghiệp phải cạnh tranh với tư thương mua tôm oxy
- Cho tôm ăn như thế nào là hiệu quả?
- Năm 2023: Dồn lực cho phát triển con tôm
- Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm không dùng kháng sinh, hóa chất
- Cập nhật giá tôm ngày 9-2-2023
- Phập phồng nuôi tôm chân trắng
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
Tin mới nhất
T5,09/02/2023
- Doanh nghiệp phải cạnh tranh với tư thương mua tôm oxy
- Cho tôm ăn như thế nào là hiệu quả?
- Năm 2023: Dồn lực cho phát triển con tôm
- Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm không dùng kháng sinh, hóa chất
- Cập nhật giá tôm ngày 9-2-2023
- Phập phồng nuôi tôm chân trắng
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Doanh nghiệp phải cạnh tranh với tư thương mua tôm oxy
- Cho tôm ăn như thế nào là hiệu quả?
- Năm 2023: Dồn lực cho phát triển con tôm
- Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm không dùng kháng sinh, hóa chất
- Cập nhật giá tôm ngày 9-2-2023
- Phập phồng nuôi tôm chân trắng
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
- Cà Mau: Tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu tôm
- Sống khỏe nhờ nuôi tôm – cua kết hợp
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng