Tôm thẻ cỡ lớn tiêu thụ chậm

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, tình hình dịch bệnh bùng phát khiến các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc và một vài nước EU… chưa thể mở cửa. Đây là nơi tiêu thụ tôm giá trị cao, tôm cỡ lớn. Mặt khác, tuy hệ thống siêu thị vẫn tiêu thụ tốt, nhưng do hạn chế thu nhập nên phần nhiều người tiêu dùng tìm thực phẩm giá vừa phải, tôm cỡ nhỏ hơn. 

Tại Cà Mau tôm thẻ cỡ lớn tiêu thụ chậm

Theo Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, thị trường tiêu thụ chưa phục hồi nên hiện nay tôm thẻ nguyên liệu cỡ lớn giảm giá. Một số công ty chế biến xuất khẩu thu mua tôm cỡ lớn nhất 20 con/kg (loại A1) giá 187.00 đ/kg và (loại A5) 174.000 đ/kg, giảm 2.000 đ/kg so cuối tháng 6 và giảm thấp hơn 1.000 đ/kg so cùng kỳ 2019.

Tôm các loại cỡ từ 50 – 80 con/kg giá từ 92.000 – 106.000 đ/kg đến 109.000 – 122.000 đ/kg, giảm bình quân 2.000 đ/kg so cuối tháng 6/2020 và thấp hơn so cùng kỳ năm 2019 từ 7.000-11.000 đến 15.000 đ/kg. Trong khi đó, các loại tôm cỡ nhỏ từ 90-100 đến 130 con/kg hiện có giá tương đối ổn định, từ 75.000-89.000 đ/kg đến 86.000-100.000 đ/kg, so với cùng kỳ năm 2019 còn thấp hơn từ 1.000 đ/kg đến 4.000-7.000 đ/kg.

Theo nhận định của một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở vùng bán đảo Cà Mau: Tình hình dịch bệnh bùng phát khiến các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc và một vài nước EU… chưa thể mở cửa. Đây là nơi tiêu thụ tôm giá trị cao, tôm cỡ lớn. Mặt khác, tuy hệ thống siêu thị vẫn tiêu thụ tốt, nhưng do hạn chế thu nhập nên phần nhiều người tiêu dùng tìm thực phẩm giá vừa phải, tôm cỡ nhỏ hơn.

Dự báo của giới doanh nghiệp, hiện nay tôm sú cỡ lớn giá giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp có tiền đón gió, mua trữ. Song, còn tùy vào yếu tố thị trường Trung Quốc phục hồi chậm nên còn hàng tồn kho.Từ nay cuối năm, cung tôm Việt không mạnh, nhưng tôm từ Ấn Độ có thể nhiều hơn. Giá sẽ không giảm hơn và có xu hướng tăng nhẹ cho tôm cỡ 40 con/kg xuống cỡ nhỏ hơn.

Không chỉ tiêu thụ tôm thẻ cỡ lớn gặp khó, hiện nay có khoảng 19.000 tấn tôm đang tồn đọng trong các kho của doanh nghiệp. Việc này cũng đã làm giá tôm xuống thấp và ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Cụ thể vào ngày 6/7 tại Hội nghị Tỉnh ủy Cà Mau lần thứ 27, khóa XV về việc thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm và phương hướng thời gian tới, Tỉnh ủy Cà Mau cho biết: Hạn hán nặng nề trong mùa khô vừa qua đã làm 25.600 hecta tôm nuôi bị nhiễm bệnh nhưng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau vẫn đạt khoảng 293.000 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành thủy sản đang gặp khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh hiện đạt hơn 374 triệu USD, giảm hơn 12% so với cùng kỳ.

Đáng nói, theo Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp và xuất khẩu vẫn bị ách tắc. Do đó có khoảng 19.000 tấn tôm đang tồn đọng trong các kho của doanh nghiệp. Thực trạng trên đã làm giá tôm xuống thấp và ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, xuất khẩu tôm từ đầu năm đến nay chựng lại do ảnh hưởng dịch Covid-19, tuy nhiên theo dự báo sẽ phục hồi sau đó và tăng tốc vào thời điểm cuối năm 2020.