[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thuỷ sản nuôi trồng, đặc biệt là nuôi trồng phía biển là hướng đi quan trọng, tạo nên khối liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất cho đến tổ chức chế biến và cho đến thương mại.
Trả lời chất vấn của Đại biểu về vấn đề phát triển ngành thuỷ sản bền vững, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến giờ phút này thủy sản Việt Nam xuất khẩu kể cả nhóm khai thác và nhóm nuôi trồng xuất khẩu đi thế giới ngày một tăng.
Điểm nghẽn “thẻ vàng”
“Năm nay cán đích trên 9 tỷ, đây là nhóm nông sản chúng ta đang có lợi thế”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Thống kê từ Bộ NN&PTNT cho thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 5/2019 ước đạt 728 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2019 đạt mức 3,2 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Tuy nhiên, Tư lệnh ngành Nông nghiệp cũng cho biết, EU đưa ra thẻ vàng đối với Việt Nam về IUU, đây là một định chế pháp luật của họ để làm sao ngăn cấm chuyện khai thác bất hợp pháp, khai thác không đúng quy cách và không đúng quy ước của họ để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đại dương và kinh tế biển.
Sau khuyến nghị của EU, Việt Nam đã tập trung các nhóm giải pháp, đặc biệt là nhóm thuộc chức năng của Quốc hội đã được chúng ta phê và chuyển thông qua Luật Thủy sản mới. Chính phủ đã chỉ đạo và hiện đã ban hành được các văn bản theo luật bao gồm 2 nghị định, 8 thông tư.
Tại 28 tỉnh duyên hải, các cấp chính quyền vào cuộc tuyên truyền ngư dân, tuyên truyền các thành phần kinh tế tham gia khai thác biển đến thời điểm này có một điểm mừng.
“Đó là các vi phạm về khai thác cá của chúng ta ở các khu vực quốc đảo Thái Bình Dương hai năm gần đây không còn xảy ra nữa. Australia và các nước xung quanh cũng đều thừa nhận vấn đề này. Tuy nhiên, còn một phần sai phạm là các khu vực biển phía Nam, về khách quan có phần chồng lấn, về chủ quan thì một số ngư dân của chúng ta còn vi phạm kể cả trong năm 2018 và 5 tháng đầu năm 2019″, Bộ trưởng cho biết.
Phát triển thuỷ sản nuôi trồng
Do đó, đợt tới, để triển khai tiếp tục chương trình xuất khẩu hải sản nói chung bền vững, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, tiếp tục thực hiện 9 khuyến nghị của EU, để góp phần xây dựng nghề cá bền vững.
“Quan trọng hơn là hướng nuôi trồng của chúng ra hiện nay đang phát triển rất tốt”, Bộ trưởng nói. Năm 2018, xuất khẩu trên 4 tỷ, kỳ này phải tập trung tái cơ cấu sâu rộng hơn, tạo nên khối liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất cho đến tổ chức chế biến và cho đến thương mại. Tư lệnh ngành Nông nghiệp nhấn mạnh vấn đề này chúng ta phải làm tốt hơn.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, phải tập trung nuôi trồng ở phía biển. “Vừa qua, trong chuyến đi của Thủ tướng, Na Uy đã cam kết chính thức với chúng ta để hợp tác chiến lược về phát triển nuôi trên biển, nhưng nuôi xa, kết hợp yếu tố khoa học công nghệ để đảm bảo phát triển bền vững”, Bộ trưởng nói.
Cùng quan điểm, trao đổi với DĐDN, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA) nhiều lần khẳng định, trong bối cảnh thuỷ sản khai thác gặp nhiều cảnh báo, thuỷ sản nuôi trồng mới là hướng đi bền vững cho ngành thuỷ sản Việt Nam.
Trong khi đó, Vị Tư lệnh ngành Nông nghiệp cũng nhấn mạnh thêm, để nông sản Việt Nam tiếp tục xuất khẩu trong đó có hải sản, thủy sản thì không còn cách nào khác phải tiếp tục chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, cụ thể từng nhóm ngành hàng. Ở nhóm ngành hàng thủy sản này, kể cả người dân, doanh nghiệp, kể cả công tác quản lý nhà nước đòi hỏi phải tập trung hơn. Có như vậy, sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển, trong đó có xuất khẩu hải sản.
T.H
Thống kê từ Bộ NN&PTNT cho thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 5/2019 ước đạt 728 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2019 đạt mức 3,2 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam chiếm 53,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong những tháng đầu năm 2019, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Mexico tăng 31,7%, Malaysia tăng 22,7%, Philippin tăng 17,9% và Canada tăng 10%.
Về giá trị nhập khẩu, Bộ NN&PTNT ước tính, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 5/2019 đạt 173 triệu USD, đưa tổng giá trị thủy sản nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2019 đạt 735 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất là Nauy, chiếm 11,9% thị phần, tiếp đến là Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản với thị phần lần lượt là 11,5%, 8,7% và 7,6% (số liệu đến hết tháng 4); giá trị nhập khẩu thủy sản tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2018 là thị trường Philippin tăng 76,8% và thị trường có giá trị nhập khẩu thủy sản giảm mạnh nhất là Ấn Độ, tới 44,7%, so với cùng kỳ năm 2018.
- Thức ăn nuôi tôm tăng giá: Cứ đến hẹn… lại lên
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Sức chứa của ao nuôi tôm
- Ecuador: Chi phí sản xuất tăng 24%, đe dọa ngành tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 22-3-2023
- Hậu Lộc (Thanh Hóa): Phát triển nuôi tôm theo hướng quy mô lớn
- Những lợi ích khi nuôi tôm thẻ hạn chế dùng kháng sinh
- Giá sụt giảm, cửa sáng nào cho tôm xuất khẩu?
- Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất tốt, thu nhập cao
- Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
Tin mới nhất
T6,24/03/2023
- Thức ăn nuôi tôm tăng giá: Cứ đến hẹn… lại lên
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Một phương tiện đơn giản để nâng cao hiệu quả nuôi tôm
- Các tác động của tia UVA lên tôm thẻ chân trắng
- Sức chứa của ao nuôi tôm
- CPF: Trại giống thủy sản đầu tiên đạt chứng chỉ ISO 56002 tại Thái Lan
- API: Hướng tới thị trường tôm bố mẹ Việt Nam
- Ecuador: Chi phí sản xuất tăng 24%, đe dọa ngành tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 22-3-2023
- Hậu Lộc (Thanh Hóa): Phát triển nuôi tôm theo hướng quy mô lớn
- Thức ăn nuôi tôm tăng giá: Cứ đến hẹn… lại lên
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Sức chứa của ao nuôi tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 22-3-2023
- Hậu Lộc (Thanh Hóa): Phát triển nuôi tôm theo hướng quy mô lớn
- Những lợi ích khi nuôi tôm thẻ hạn chế dùng kháng sinh
- Giá sụt giảm, cửa sáng nào cho tôm xuất khẩu?
- Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất tốt, thu nhập cao
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Xuất khẩu tôm sang các thị trường đồng loạt giảm hai con số
- Nuôi thủy sản ở rừng ngập mặn hướng đến kết hợp với du lịch trải nghiệm
- Tiềm năng hợp tác phát triển ngành thủy sản giữa Việt Nam-Ấn Độ
- Rừng ngập mặn chở che cho nuôi thủy sản
- Chi phí cao, thiếu an toàn, xúc tiến bán hàng kém thách thức ngành tôm Ecuador trong 2023
- Top 7 sản phẩm thủy sản Trung Quốc mua nhiều nhất từ Việt Nam
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng