Tại sao Trung Quốc ít phụ thuộc vào xuất khẩu thủy sản

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Từ năm 2022 Trung Quốc rớt khỏi top 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Đó là nhận xét của ông Gorjan Nikolik, nhà phân tích thủy sản cấp cao của Rabobank.

Trung Quốc liên tục là nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới (về giá trị) cho đến năm 2017 (đạt 10 tỷ USD) khi quốc gia này bị thay thế bởi Na Uy. Trong khi đó, kể từ năm 2022, Trung Quốc đã tụt hoàn toàn khỏi top 10 kết hợp với bùng phát dịch Covid 19, trong thời gian đó Trung Quốc đã trải qua sự tăng trưởng chóng mặt trong xuất khẩu hàng hóa có giá trị hơn. Và sự chuyển đổi trong các hàng hóa ưu tiên đang mang lại kết quả trong một số lĩnh vực cực kỳ sinh lợi nhuận.

“Xuất khẩu ô tô của Trung Quốc trước Covid 19 thấp hơn 10 lần so với Đức hoặc Nhật Bản. Tuy nhiên, sau Covid 19, những khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc vào sản xuất ô tô điện lĩnh vực kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị và hiện họ là nước xuất khẩu ô tô điện số một thế giới. Có thể thấy rằng, nền kinh tế Trung Quốc đang dần chuyển sang các hoạt động có giá trị cao hơn, bao gồm cả dược phẩm cũng như ô tô,” ông phản ánh.

Bất chấp sản lượng nuôi trồng thủy sản trong nước lớn, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài

 

Lặp lại lịch sử?

Theo Nikolik, đó là một sự tiến triển tự nhiên. Mặc dù cả Hoa Kỳ và EU đều có nguồn tài nguyên tốt để sản xuất thủy sản (đường bờ biển và nước ngọt) nhưng họ lại không được sử dụng hiệu quả do có quá nhiều lựa chọn việc làm khác.

“Hầu hết các quốc gia nền kinh tế phát triển đều thích nhập khẩu thủy sản hơn là tự nuôi trồng thủy sản. Ở châu Âu và Hoa Kỳ, xuất khẩu thủy sản và sảng lượng còn hạn chế, nhập khẩu thủy sản tại châu Âu đạt 35 tỷ USD, còn Hoa Kỳ nhập khẩu 30 tỷ USD”, ông Nikolik nhận xét.

Theo ông Nikolik, nhập khẩu của Trung Quốc đang tăng ở mức 10% và xuất khẩu đang tăng ở mức 2%, rõ ràng xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục tăng. Theo thời gian, biểu đồ thủy sản của Trung Quốc sẽ giống với biểu đồ của Châu Âu và Hoa Kỳ.

Mô hình thương mại thủy sản Trung Quốc ngày càng giống Hoa Kỳ và EU

 

Sự tương phản về nhu cầu giữa Trung Quốc và phương Tây

Vào thời điểm nhu cầu toàn cầu đối với nhiều mặt hàng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm với sản lượng đang giảm và giá cũng giảm tương ứng, những thay đổi trong mô hình thương mại thủy sản của Trung Quốc mang lại hy vọng cho các nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu thủy sản.

Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp nhu cầu đối với nhiều loài thủy sản quan trọng đang giảm, ngoài cá hồi. Giá trị nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ đã giảm mạnh 22,7% trong nửa đầu năm 2023, trong khi ở châu Âu giá trị nhập khẩu thủy sản này giảm tương đối ít nhưng không đáng kể 3,2%.

“Trung Quốc là động lực thúc đẩy nhu cầu trong vài năm qua, đặc biệt là trong hai năm gần đây khi nhập khẩu thủy sản tăng lần lượt là 17,8% và 20,2%. Những thay đổi ở Trung Quốc là điều tốt cho nhu cầu tại thời điểm nhu cầu từ Hoa Kỳ và Châu Âu ít hơn. Hoa Kỳ có thể sẽ làm giảm nhu cầu thủy sản trong một năm nữa, trong khi nền kinh tế châu Âu yếu và thu nhập khả dụng thấp, do đó nhu cầu sụt giảm có thể kéo dài hơn một năm”, Nikolik dự báo.

“Và nếu xung đột ở Trung Đông căng thẳng, khiến chi phí nhiên liệu sẽ tăng trở lại, giống như chúng ta vừa thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng. Và một cuộc khủng hoảng năng lượng khác kết hợp với lãi suất cao sẽ khiến năm 2024 và 2025 thực sự khó khăn. Đây không phải là thời điểm dễ dàng để xuất khẩu thủy sản sang châu Âu và Hoa Kỳ” ông nói thêm.

Những người hưởng lợi chính từ việc giảm xuất khẩu của Trung Quốc bao gồm một số quốc gia Mỹ Latinh. Như ông Nikolik lưu ý, vào năm 2022, Ecuador và Chile cùng với Peru và Argentina lọt vào danh sách top 10 nhà xuất khẩu hàng đầu.

“Điều bình thường là khi một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào bắt đầu tập trung vào các lĩnh vực khác thì những quốc gia có mức độ tài nguyên thiên nhiên cao tính theo đầu người sẽ tiếp quản. Peru xuất khẩu 80% bột cá cho Trung Quốc và Argentina phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về tôm và một số loài khác”, ông Nikolik chỉ ra.

Tuy nhiên, sẽ rất thú vị khi việc giảm xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sẽ có tác động đối với các quốc gia này, bao gồm phần lớn châu Phi cận Sahara, vốn phụ thuộc vào nhập khẩu cá rô phi giá rẻ của Trung Quốc.

Mặc dù nó có thể gây ra những lo ngại về an ninh lương thực nhưng nó cũng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng cần thiết của ngành nuôi trồng thủy sản của châu Phi, một ngành đang gặp khó khăn để phát huy hết tiềm năng và là ngành tăng trưởng sẽ rất cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của lục địa này.

Hảo Mai (Theo Thefishsite)

 

Tin mới nhất

T5,02/05/2024