Tác động của tảo nâu đến hậu ấu trùng tôm sú

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Chiết xuất của hai loại tảo nâu Padina tetrastromatica và Sargassum ilicifolium có hoạt tính kháng khuẩn tối đa chống lại Vibrio parahaemolyticus.

Chiết xuất của hai loại tảo nâu Padina tetrastromatica và Sargassum ilicifolium có thể thúc đẩy tăng trưởng, miễn dịch và bảo vệ chống lại Vibrio parahaemolyticus trong hậu ấu trùng tôm sú. (Ảnh: Darryl Jory)

 

Nghiên cứu thiết lập

Nghiên cứu này được thực hiện tại viện Khoa học biển, đại học Chittagong, Bangladesh. Tôm post khỏe mạnh, sạch bệnh (PL) của P. monodon (2.03±0,27g). Lựa chọn tôm có kích thước đồng đều vào các bể 500 lít và nuôi thuần trong 3 ngày.

Tiền hành thí nghiệm với 12 nhóm nghiệm thức và nhóm đối chứng (C) được thực hiện 3 lần lặp lại, mật độ thả 100 con/bể. Theo dõi các thông số môi trường trong 45 ngày, bao gồm nhiệt độ (27±20C), độ mặn (16 ± 2ppt) và pH (7,6±0,3). Tôm được cho ăn 3 lần/ngày, lượng thức ăn cho ăn 5-8% khối lượng cơ thể. Thay 20% lượng nước hàng ngày và loại bỏ thức ăn thừa, phân và vỏ đã lột xác trước khi cấp nước.

Các mẫu tảo P. tetrastromatica và S. ilicifolium được thu thập từ vùng triều nông của Đảo St. Martin, Bangladesh. 12 khẩu phần ăn thử nghiệm (các loài rong biển 6×2) được chuẩn bị với chiết xuất Ethyl acetate (EA2.5, EA5), ethanol (E2.5, E5) và methanol (M2.5, M5) bằng cách trộn các chất chiết xuất của hai loại tảo biển nâu với thành phần thức ăn ở hàm lượng 2,3 và 5g/kg. Chế độ ăn đối chứng (C) không có tảo biển.

 

Kết quả và thảo luận

Sau 45 ngày thử nghiệm, tôm sú được xử lý bằng chiết xuất P. tetrastromatica và S. ilicifolium cho thấy sự khác biệt đáng kể về tăng trưởng trung bình, SGR và tỷ lệ sống.

Tảo biển chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn có khả năng cung cấp các loại thuốc mới chống lại các bệnh do vi khuẩn gây ra. Nguyên cứu cho thấy rằng đối với V. parahaemolyticus, các chất chiết xuất metanol (M5) của tảo P. tetrastromatica và S. ilicifolium được sử dụng với liều lượng 5g/kg đã ức chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn này so với các chất chiết xuất từ ​​etanol (E5) và etyl-axetat (EA5) và bảo vệ P. monodon chống lại V. parahaemolyticus.

Hình 1: Tỷ lệ chết của tôm sú được cho ăn chế độ ăn có chiết xuất từ ​​(a) P. tetrastromatica và (b) S. ilicifolium sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus. EA5: Etyl axetat 5g/kg; E5: ethanol 5g/kg; M5: metanol 5g/kg; PC: đối chứng dương; BC: đối chứng; NC: đối chứng âm.

 

Động vật giáp xác không có hệ thống miễn dịch đặc hiệu và chúng chỉ dựa vào khả năng miễn dịch bẩm sinh chống lại sự lây nhiễm mầm bệnh. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh của tôm loại bỏ các vi sinh vật xâm nhập thông qua các phản ứng dịch thể. Chỉ số đáp ứng dịch thể bao gồm quá trình đông máu, peptit kháng khuẩn, các phân tử và protein phản ứng với căng thẳng khác. Cơ chế bảo vệ đầu tiên của phản ứng miễn dịch dịch thể ở tôm là hệ thống đông máu, hệ thống này rất quan trọng để ngăn ngừa tổn thương hemolymph máu trong quá trình bị thương và chữa lành vết thương, ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh cơ hội.

Kết quả cho thấy, chiết xuất methanolic của P. tetrastromatica được đưa vào khẩu phần và cho tôm ăn đã làm giảm thời gian đông máu sau 10 ngày tiếp xúc với V. parahaemolyticus, chứng tỏ tác dụng miễn dịch ở nhóm được điều trị. Tuy nhiên, thời gian đông máu hemolymph tăng lên ở tôm đối chứng dương (tiêm V. parahaemolyticus) tăng khi thời gian phơi nhiễm ngày càng tăng, và cuối cùng tất cả đều chết. Sự gia tăng thời gian đông máu của hemolymph đối với nhóm đối chứng dương là do lượng vi khuẩn trong hemolymph nhiễm trùng, kéo dài thời gian đông máu.

Hình 2: Thời gian đông máu trung bình của P. monodon với chiết xuất của (a) P. tetrastromatica và (b) S. ilicifolium được đưa vào chế độ ăn của chúng sau khi thử nghiệm mầm bệnh. EA5: etyl axetat 5g/kg; E5: ethanol 5g/kg; M5:metanol 5g/kg; PC: đối chứng dương; BC: đối chứng; NC: đối chứng âm; AD: tôm chết.

 

Trong bộ giáp xác, có ba loại tế bào máu chính (hồng cầu), mỗi loại có những đặc điểm hình thái và chức năng sinh lý riêng biệt. Bạch cầu – một trong ba loại tế bào máu chính ở động vật giáp xác – chịu trách nhiệm đông máu, làm cứng vỏ và loại bỏ các phần tử lạ (kháng nguyên). Nghiên cứu cho thấy, sau khi thử nghiệm với V. parahaemolyticus, tổng lượng hồng cầu (THC) của tất cả các nhóm tôm đã giảm mạnh vào ngày thứ 4 của thử nghiệm, sau đó tăng dần lên. Tôm ăn chiết xuất methanolic của P. tetrastromatica cho thấy nồng độ enzyme phenol oxidase, PO tham gia vào hệ thống bảo vệ chính của động vật không xương sống chống lại mầm bệnh cao hơn đáng kể so với các nhóm khác. Các thông số miễn dịch cho thấy hoạt động PO tăng dần khi chiết xuất methanolic của cả hai nhóm rong biển, cho thấy rằng hệ thống phòng thủ của tôm đã được tăng cường. Sự gia tăng hoạt động PO sau khi sử dụng chiết xuất từ ​​các loại tảo biển khác nhau đã được báo cáo đối với P. monodon với virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV).

Ngọc Anh

 

Tin mới nhất

T7,20/04/2024