Phòng ngừa dịch bệnh đốm trắng ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh đốm trắng là một trong những nguyên nhân làm cho tôm chết hàng loạt. Bệnh đốm trắng (WSSD) do một loại virus mang tên Baculovirus gây ra. Khi mắc bệnh, tôm có biểu hiện hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn.

Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng

 

Đốm trắng là bệnh trên tôm thẻ chân trắng thường gặp và có thể gây chết tôm hàng loạt. Căn bệnh này đang làm cho cánh nhà nông lo lắng bởi hiện nay nó vẫn chưa có cách chữa trị.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh đốm trắng (WSSD) do một loại virus mang tên Baculovirus gây ra. Virus đốm trắng (WSSV) này có độc lực cực mạnh. Chúng tấn công nhiều mô tế bào khác nhau, thường là trên tế bào mô da. Nó gây chết trên tất cả các giai đoạn phát triển của tôm từ ấu trùng đến tôm giống và tôm trưởng thành.

Khả năng lây lan bệnh

Bệnh có thể lây truyền theo chiều dọc tức là virus đốm trắng (WSSV) từ bố mẹ truyền sang tôm con. Hoặc bệnh lây truyền theo chiều ngang tức là WSSV lây lan trực tiếp từ nước qua các vết thương tổn hay niêm mạc ống tiêu hóa. Tôm bố mẹ ăn giáp xác nhỏ có mang WSSV. Tôm có tập tính ăn đồng loại nên chúng có thể ăn các con tôm bệnh. Virus trong môi trường nước có thể lây trực tiếp cho tôm thẻ qua các tế bào biểu mô che phủ trên mang. Con bị nhiễm lây sang con chưa bị nhiễm khi nuôi chúng trong cùng ao.

Biểu hiện của bệnh

Khi mắc bệnh, tôm có biểu hiện hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn. Chúng bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ. Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân. Đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 – 10 ngày tôm chết hàng loạt với tỉ lệ chết cao và nhanh.


Vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân

Cách phòng bệnh

Đối với ao chưa bị dịch bệnh

– Ngừa bệnh trên tôm thẻ chân trắng bằng cách sử dụng chế phẩm EM thứ cấp (hoạt hóa từ EM1)

+ 1 là xử lý ao, đáy ao trước khi thả

+ 2 là tạt chế phẩm sinh học EM thường xuyên trong suốt quá trình nuôi tôm. Một khi các vi sinh vật có lợi phát triển mạnh, chúng tiêu diệt các vi sinh vật có hại, vi khuẩn có hại giúp phòng bệnh tốt hơn.

– Người nuôi cần thường xuyên nắm bắt các thông tin về diễn biến dịch bệnh tại địa phương để có biện pháp phòng ngừa bệnh trên tôm thẻ chân trắng thích hợp. Khi vùng nuôi đã xuất hiện dịch bệnh mà ao nuôi nhà mình chưa có biểu hiện dịch bệnh, các hộ nuôi nên xử lý bằng các biện pháp sau:

+ Không nên đến nơi phát dịch, hạn chế người qua lại các ao tôm. Trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine, formol 5%).

+ Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao. Căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.

+ Hạn chế thay nước ao, kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời như tăng cường quạt khí, xiphông đáy ao, ổn định pH, độ kiềm. Đồng thời tăng cường bổ sung Vitamin C, men vi sinh, khoáng, vi lượng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm. Nếu nước ao có màu trà đậm, kiểm tra thấy lượng Vibrio trong nước tăng vượt ngưỡng thì nên khử trùng nước ao.

Sau đó, phải bón ngay chế phẩm vi sinh để phục hồi lượng vi khuẩn có lợi trong ao. Thường xuyên kiểm tra sức ăn của tôm trong nhá, vó để điều chỉnh thức ăn phù hợp.


Xử lý ao nuôi để phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng

Đối với ao bị bệnh

Nhanh chóng vớt những con tôm thẻ tấp vào bờ ra khỏi ao. Dùng SDK diệt khuẩn 1 lít /1000 m3 nước, Oxyxanhletomine 1,5kg / 1000m3 nước đánh vào ao. Sau 2 giờ đánh TS 1001 liều dùng 2 lít/1000 m3 nước + Bet-to-gane 2 lít/1000 m3 nước kết hợp cho ăn TS 1001 liều cao 5 lần/ngày với 0,5 lít/10kg thức ăn, cho ăn ngày 3 cữ.

Để chặn đứng virus đốm trắng không cho bùng phát khắp ao, tăng cường sức khỏe cho tôm bằng Vitamin C.

Xử lý môi trường bằng cách dùng TSB52 buổi sáng, buổi chiều dùng Zeo bột để lắng lọc nước hôm sau xử lý đáy bằng men vi sinh Hatico.s liều cao để giúp vi sinh vật có lợi phát triển, giúp tôm khỏe nhanh hồi phục. Sự kết hợp trên sẽ tăng cường sức đề kháng cơ thể cho tôm đồng thời làm suy yếu giảm sự phát triển virus.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn về bệnh đốm trắng ở tôm thẻ chân trắng và biết cách phòng ngừa để tránh xảy ra dịch bệnh cho ao nuôi của mình.

Nguồn: Biosacotec.com

Tin mới nhất

T6,19/04/2024