Người tiêu dùng cần tôm cỡ nhỏ, người nuôi thích tôm lớn (ảnh Nhật Hồ)
Đó là nghịch lý được các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đưa ra tại hội nghị tổng kết ngành nuôi tôm nước lợ năm 2019 triển khai nhiệm vụ năm 2020 vừa được tổ chức tại Sóc Trăng. Ngành tôm sau COVID-19 sẽ phục hồi, nhưng sẽ phát triển mạnh nếu tính toán đến thị trường tiêu thụ.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thuỷ sản Minh Phú cho rằng hiện tại người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu tôm của Việt Nam đang có xu hướng “ăn tôm nhỏ”.
Lý do, vừa hợp túi tiền, vừa hợp khẩu vị. Trong khi đó, các quy trình nuôi, những người hướng dẫn cho người nuôi chăm chăm đến con tôm lớn, đúng cỡ.
Ông Quang nhận định: “Hiện tại tôm sú càng lớn, giá càng giảm, trong khi tôm cỡ 70 con/kg, hay 50 con/kg giá bằng với 30 con/kg nhưng doanh nghiệp không dám ký hợp đồng vì gom không đủ loại này để xuất khẩu”.
Dự đoán thị trường xuất khẩu tôm nước lợ năm 2020 sẽ đạt 3,5 tỉ USD. Tuy nhiên, theo ông Quang, nếu biết chú trọng đến người tiêu dùng thì giá trị xuất khẩu sẽ cao hơn.
Ông Võ Quan Huy, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh, tỉnh Sóc Trăng lý giải: “Tâm lý của người nuôi là thích tôm lớn vì bán được số ký nhiều. Tuy nhiên, theo tính toán của chúng tôi để con tôm từ 70 con/kg lên 30 con/kg cần một lượng thức ăn rất lớn; điều kiện môi trường nuôi cũng khắt khe. Tính toán cụ thể, nếu giá 70 con/kg bằng với giá 30 con/kg thì mắc gì nuôi đến 30 con/kg để vừa lâu vừa tốn thức ăn, vừa thấp thỏm lo âu”.
Dự đoán thị trường xuất khẩu tôm rất khả quan trong những tháng cuối năm 2020 do dịch bệnh COVID-19 đã giảm; mặt hàng tôm dễ tiêu thụ nhất là ở phân khúc bình dân.
Trả lời báo chí bên hành lang hội nghị tổng kết ngành tôm nước lợ năm 2019, kế hoạch phát triển năm 2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đồng tình với việc sản xuất phải chú trọng đến thị trường tiêu thụ.
Ông Cường lưu ý: “Chúng ta còn một thị trường 90 triệu dân trong nước và rất nhiều khách du lịch đến Việt Nam hàng năm. Đây là thị trường rất tiềm năng mà lâu nay các doanh nghiệp chưa khai thác một cách hiệu quả”.
Con tôm nước lợ Việt Nam chắc chắn sẽ phục hồi sau hạn mặn và COVID-19. Nếu chú trọng đến thị trường giá trị kinh tế mang lại sẽ không dừng lại ở con số 3,5 tỉ USD.
Nguồn tin: Lao Động
- Cập nhật giá tôm ngày 30-3-2023
- Lợi thế ngành tôm Sóc Trăng
- Nhiệt độ cao: Bất hoạt các bào tử EHP
- Entobel: Xây dựng nhà máy côn trùng công suất 10.000 tấn tại Việt Nam
- Chủ tịch Hiệp hội tôm giống Bình Thuận: 8 kiến nghị tháo gỡ khó khăn ngành tôm Việt Nam
- Chiết xuất piperine từ tiêu: Nâng cao sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Ecuador: Ký hiệp định thương mại FTA với Costa Rica
- Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 27-3-2023
- Cần chủ động tôm giống bố mẹ để hạn chế phụ thuộc
Tin mới nhất
T5,30/03/2023
- Cập nhật giá tôm ngày 30-3-2023
- Lợi thế ngành tôm Sóc Trăng
- Nhiệt độ cao: Bất hoạt các bào tử EHP
- Entobel: Xây dựng nhà máy côn trùng công suất 10.000 tấn tại Việt Nam
- Chủ tịch Hiệp hội tôm giống Bình Thuận: 8 kiến nghị tháo gỡ khó khăn ngành tôm Việt Nam
- Chiết xuất piperine từ tiêu: Nâng cao sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Ecuador: Ký hiệp định thương mại FTA với Costa Rica
- Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 27-3-2023
- Cần chủ động tôm giống bố mẹ để hạn chế phụ thuộc
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng