“Về chiến lược lâu dài thì nuôi trồng vẫn là tiêu điểm, là cái gốc của vấn đề. Làm sao để nuôi tôm thương phẩm với giá thành thấp và tỷ lệ nuôi thành công cao, phải có được sự phối hợp liên kết nhịp nhàng giữa các bên liên quan trong chuỗi ngành”.
Ngành thủy sản Việt Nam những năm qua đã có những bứt phá vượt bậc. Ảnh: Tép Bạc
Làm sao để nuôi tôm thương phẩm với giá thành thấp, tỷ lệ thành công cao?
Ngành thủy sản Việt Nam những năm qua đã có những bứt phá vượt bậc, đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cùng với nhóm ngành hàng khác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hiện sản phẩm thủy sản Việt Nam đã XK tới hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị XK thủy sản lần đầu tiên cán đích 11 tỷ USD trong năm 2022, trong đó, tôm của Việt Nam lần đầu tiên đạt con số kỷ lục với 4,3 tỷ USD. Tuy nhiên, từ cuối năm 2022, đặc biệt 5 tháng đầu năm 2023, cùng với khó khăn chung của các ngành, lĩnh vực XK thuỷ sản giảm nhiều so với cùng kỳ. Riêng đối với ngành tôm, XK bị giảm 36%. Giảm mạnh ở hầu hết các thị trường như: Mỹ, EU; Nhật …. Sản xuất, chế biến và XK thủy sản có những cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng thách thức nhiều hơn là cơ hội.
Nguyên nhân dẫn đến những thách thức là: Dịch bệnh, chiến tranh dẫn đến kinh tế toàn cầu đi xuống, lạm phát gia tăng. Người người thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. giảm chi tiêu, lựa những thực phẩm giá rẻ… chính vì vậy chúng ta phải đối mặt với 2 thách thức. Đó là nhu cầu tiêu thụ giảm và nguồn cung trên thế giới tăng, đặc biệt là Ecuador và Ấn Độ.
Sản xuất, chế biến và XK thủy sản có những cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng thách thức nhiều hơn là cơ hội. Ảnh: Tép Bạc
Tại Ecuador chi phí nuôi thấp, những trang trại lớn họ chủ động tôm bố mẹ cho đẻ con giống, diện tích nuôi rộng lớn, nuôi theo hình thức quảng canh, mật độ nuôi thưa, không dùng kháng sinh, chi phí thấp, hiệu quả cao có thể lên trên 80%. Giá thành nuôi tôm của Ecuador thấp hơn Việt Nam từ 25% đến 30%.
Trong khi đó, ở Việt Nam, hiệu quả trung bình dưới 50%. Những trang trại lớn đầu tư tốt thì đạt hiệu quả khoảng 80%, những hộ dân nhỏ lẽ điều kiện nuôi kém thì chỉ đạt dưới 40%. Tôm bố mẹ thì không tốt, dẫn đến chất lượng tôm giống xấu, diện tích nuôi nhỏ, mật độ nuôi dày đặc, nguồn nước ô nhiễm cho nên tỷ lệ thành công không cao. Giá thức ăn cao hơn từ 10% đến 15%. Các chi phí khác cũng cao, giá điện cao… dẫn đến giá thành cao hơn từ 20% đến 35% so với Ecuador.
Với tình trạng giá tôm xuống thấp từ đầu năm đến nay, đa số nông dân từ huề đến lỗ, vì vậy vụ 2 sẽ có nhiều nông dân treo ao và những quí III và IV các nhà máy sẽ thiếu nguyên liệu để chế biến, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sẽ giảm. Nhà chế biến phải đối mặt với giá nguyên liệu cao, trong khi giá bán phải theo mặt bằng thị trường chung trên thế giới, cho nên nguy cơ các nhà máy thua lỗ xảy ra cao.
Làm sao để nuôi tôm thương phẩm với giá thành thấp và tỷ lệ nuôi thành công cao? Ảnh: Tép Bạc
Về chiến lược lâu dài thì nuôi trồng vẫn là tiêu điểm, là cái gốc của vấn đề. Làm sao để nuôi tôm thương phẩm với giá thành thấp và tỷ lệ nuôi thành công cao, phải có được sự phối hợp liên kết nhịp nhàng giữa các bên liên quan trong chuỗi ngành. Kết hợp từ công ty sản xuất con giống chất lượng tốt, thức ăn chất lượng với giá thành thấp, các đơn vị cung ứng chế phẩm nuôi trồng với giá cả hợp lý.
Chính phủ cần hỗ trợ cho nông dân về giá điện, và chỉ đạo các bộ ngành, đặc biệt là ngân hàng mạnh dạn hỗ trợ đầu tư cho nông dân chuyển đổi mô hình từ nuôi truyền thống sang nuôi công nghệ cao để đạt hiệu quả gia tăng về lượng và chất, vì hiện tại chỉ khoảng 10% các Doanh nghiệp lớn, 20% các hộ dân nuôi thành công đầu tư công nghệ cao, còn lại khoảng 70% là các hộ nuôi nhỏ lẻ theo truyền thống.
Tiếp theo là DN chế biến phải rà soát lại chi phí sản xuất, bố trí dây chuyền sản xuất cho phù hợp, cắt giảm chi phí không cần thiết. Song song là cố gắng phát triển thêm các mặt hàng giá trị gia tăng có tỉ suất lợi nhuận tốt hơn nhằm tăng sức cạnh tranh với tôm các nước khác.
Ngoài những nỗ lực trên chúng ta cần phải kiến nghị chính phủ, các bộ ngành hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản. Cụ thể là giảm lãi vay, giảm các chi phí về thủ tục, giảm các lệ phí, đẩy mạnh thủ tục giản đơn cho gói vay 10.000 tỷ hỗ trợ cho ngành nông nghiệp, vay USD với lãi suất dưới 4%. Tuyên truyền cho nông dân không sử dụng kháng sinh, chất cấm và tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm các cơ sở bán tuốc thú y không tuân thủ theo yêu cầu của ngành. Nếu chúng ta chủ động làm tốt các công tác trên thì có khả năng phục hồi sản xuất vào quí III năm sau.
VASEP
- ngành tôm Việt li>
- xuất khẩu tôm li> ul>
- Tôm Nhơn Trạch đắt hàng dịp lễ
- Trovan: Giải pháp quản lý đàn giống tối ưu
- 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2025
- Kiên Giang: Phát sinh 7 ổ dịch trên tôm nuôi ở huyện An Biên
- Nuôi tôm dễ dàng, thành công vững vàng cùng thức ăn đa tầng STP của Japfa Việt Nam
- Giá tôm càng xanh thương phẩm tăng mạnh từ đầu tháng 1/2025
- Brazil: Đình chỉ nhập khẩu tôm từ Ecuador
- Xuất khẩu tôm 2024: Con tôm vẫn giữ vững vị thế
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
Tin mới nhất
T2,12/05/2025
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân