Ấn Độ: Năm “đen tối” của ngành tôm

[Người Nuôi Tôm] – “Việc thu hoạch một phần sớm hơn dự định, có nghĩa là có khả năng nguồn cung tôm cỡ lớn sẽ giảm trong những tháng tới và giá tôm loại kích cỡ 20 30 con/ kg dự kiến sẽ tăng, vì khả năng thiếu hụt trong quý III. Tuy nhiên, nếu tình hình quốc gia được cải thiện trong vài tuần tới, nhiều nông dân có thể sẽ giữ lại tôm nuôi lâu hơn”, Sebastian Jacob, Giám đốc điều hành Công ty Thương mại Continental Seafoods

(Ảnh minh họa)

Nhiều đơn hàng tôm Ấn Độ bị trì hoãn

Sebastian Jacob, một chuyên gia trong ngành và là Giám đốc điều hành của công ty thương mại Continental Seafoods, cho biết, nhiều nhà máy chế biến tôm phải giảm mạnh công suất do thiếu công nhân. Có công ty lớn chế biến XK tôm sang Mỹ đang vận hành các nhà máy với công suất gần 30 – 40%, và thiếu 1.500 công nhân. Các nhà máy giá trị gia tăng ở bang nuôi tôm thẻ chân trắng chính là Andhra Pradesh cũng đang hoạt động với công suất hạn chế. Điều này có nghĩa là Ấn Độ sẽ tăng đáng kể tỷ lệ tôm nguyên liệu thô, chưa qua chế biến bán sang các thị trường mục tiêu như Trung Quốc để chế biến sâu.

Thêm vào đó, giá vận chuyển hàng hóa đã tăng gấp đôi trong những tháng gần đây do thiếu container cũng gây ra nhiều bất lợi. Việc lập kế hoạch kinh doanh trở nên khó khăn, quay vòng giao hàng mất nhiều thời gian hơn. Trước đó, nếu chuyến hàng mất 30 ngày, DN sẽ nhận được tiền vào ngày thứ 35 hoặc 40; hiện tại việc vận chuyển mất 45-60 ngày, vì vậy tiền của họ sẽ bị giữ lại trong hai tháng.

Hiện tại, các ngân hàng cũng đang bị thắt chặt và giám sát nghiêm ngặt. Dự đoán nhiều công ty lớn trong ngành sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ trong những tháng tới, do nhà nhập khẩu Mỹ giữ các hợp đồng giá cao dài hạn mà họ phải thực hiện một cách hợp pháp, Jacob tiếp tục. “Chúng tôi thấy một số người đã nhận đơn đặt hàng từ tháng 5 đến tháng 6 trước khi tình hình thay đổi và tất cả các tính toán đã sai. Họ đã bị buộc phải giao hàng, họ có thể bị chậm một hoặc hai tuần, có thể là một tháng, nhưng họ vẫn đang giao hàng và mất tiền.”

“Ở Andhra Pradesh, nếu bạn hỏi một nhà cung cấp, họ không quan tâm đến việc chào hàng sang Mỹ vì các đơn hàng đã được nhận cho đến tháng 7,” ông tiếp tục. “Tất cả những đơn đặt hàng đó đều bị trì hoãn … chúng bị chậm một tháng. Nếu người mua ở Mỹ hỏi, họ nói rằng họ sẽ cố gắng thực hiện vào tháng 8, nhưng chưa ai có thể chắc chắn được điều gì sẽ xảy ra tại thời điểm đó”. Do đó, một số nhà nhập khẩu Mỹ đã bắt đầu chuyển sang nơi khác để mua tôm, Jacob tuyên bố. “Theo dự đoán tại Việt Nam, giá cũng sẽ tăng vì dần dần các nhà nhập khẩu Mỹ nhận thấy những tiềm ẩn rủi ro khi nhập tôm từ Ấn Độ, vì thế họ sẽ chuyển hướng qua Việt Nam”.

 

Cơ hội cho ngành tôm Việt Nam

Tính cho đến nay Ấn Độ luôn là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong nhiều mặt hàng xuất khẩu như thủy sản, dệt may, da giày, chè… tại Mỹ hay châu Âu. Vì lẽ đó, khi dịch bùng phát ở quốc gia này, lại có lợi thế cho một số ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, như thủy sản.

Theo phân tích mới nhất của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trong diễn biến dịch hiện nay xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào một số quốc gia/khu vực sẽ có lợi thế, trong đó xuất khẩu vào Mỹ sẽ là điểm sáng cho thủy sản.

Đặc biệt, tôm Việt Nam sẽ có cơ hội nhiều hơn tại Mỹ khi Ấn Độ, nguồn cung lớn nhất tại thị trường này đang gặp khó khăn về sản xuất do dịch Covid-19. Cũng theo phân tích của Vasep, tình hình mất kiểm soát của Ấn Độ đối với dịch bệnh có thể dẫn đến sự rối loạn về nguồn cung và giá, khi người nuôi vội vã thu hoạch tôm sớm, các nhà máy không xử lý kịp trong bối cảnh giãn cách được thực hiện trên toàn quốc.

Hơn nữa tôm Ấn Độ đang là đối tượng ngành tôm Mỹ tấn công, với động thái gây áp lực để chính quyền Mỹ đánh thuế 2% với tôm nước ấm Ấn Độ, đồng thời đưa ra những cáo buộc về lao động cưỡng bức, sử dụng kháng sinh cấm trong ngành tôm Ấn Độ. Do vậy 2021 có thể xem là năm đen tối với tôm Ấn Độ.

“Covid-19 bùng phát ở Ấn Độ không tác động đến tôm Việt, ngược lại mang lại lợi thế hơn. Để tận dụng tốt cơ hội này, DN trong nước cần có sự chuẩn bị thật tốt.” – ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta, nhấn mạnh. (Ảnh minh họa)

Cho đến nay dù chưa chịu tác động lớn,  song khi chia sẻ các doanh nghiệp đều kỳ vọng Ấn Độ có thể sớm vượt qua giai đoạn dịch, giúp doanh nghiệp 2 nước có thể đẩy mạnh giao thương, vì Ấn Độ vẫn là thị trường tiềm năng với dân số đông.

Chỉ tính riêng trong quý I vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã thực hiện hơn 10 chương trình xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến với nhiều ngành hàng tại nhiều bang ở Ấn Độ.

Nếu không có tác động của dịch, dự kiến trong tháng 5 này Thương vụ sẽ phối hợp cùng Bộ Công Thương quảng bá về nông nghiệp, thực phẩm chế biến, cũng như phối hợp với tỉnh Bình Thuận quảng bá trái thanh long tại Ấn Độ.

Phạm Huệ (Tổng hợp)

Bộ Thủy sản Ấn Độ đã ban hành giá chuẩn là 200 INR/kg tôm cỡ 100 con, 230 INR cho tôm cỡ 80 con và 280 INR cho tôm cỡ 60 con…và các mức giá cụ thể cho tôm cỡ lớn hơn.

Trong tuần 17, giá tôm tất cả các kích cỡ ở Andhra Pradesh, Ấn Độ giảm 20 – 25 INR (~ 0,30 USD) xuống mức thấp nhất trong 6 tháng.

Manoj Sharma, Giám đốc Nuôi trồng thủy sản của công ty Mayank có trụ sở tại Gujarat, cho biết dự kiến nguồn cung sẽ giảm mạnh vào cuối năm nay, hiện chỉ có khoảng 20-30% nông dân thả nuôi để thu hoạch vào tháng 6 và tháng 7.

Tin mới nhất

T2,06/05/2024