Hiện tại, bà con nuôi tôm thẻ chân trắng với nhiều mô hình khác nhau, tuỳ thuộc vào quỹ đất, khả năng tài chính, khả năng nắm bắt công nghệ.
Từ các mô hình nuôi ao đất, ao đất đáy lót lưới, ao đất lót bạt bờ, ao đất lót bạt bờ và bạt đáy đến ao tròn nổi khung sắt hoặc tường bê tông. Trong từng mô hình nuôi trên, kỹ thuật nuôi từng vùng, khu vực, từng hộ, cũng triển khai khác nhau như:
– Thả tôm giống trực tiếp xuống ao, nuôi đến khi đạt tôm thương phẩm thì thu hoạch.
– Ương tôm giống 20 – 30 ngày sau đó san, chuyển tôm giống xuống ao, tiếp tục nuôi đến khi thu hoạch.
– San, chuyển tôm giống sau khi ương, sang ao nuôi 30 ngày, sau đó tiếp tục san, chuyển tôm lứa sang ao nuôi tôm thương phẩm.
Tuy nhiên, dù bà con áp dụng mô hình nuôi nào, kỹ thuật nuôi nào, những vấn đề sau đây vẫn luôn cần được chú trọng trong nghề nuôi tôm.
Nguồn gốc và chất lượng tôm giống
Vẫn còn hộ nuôi do tài chính hạn hẹp nên chọn tôm giống không rõ nguồn gốc, tôm giống giá rẻ, tôm giống chưa qua kiểm định chất lượng, tôm giống không thương hiệu, tôm giống trôi nổi. Nguồn tôm giống với các đặc điểm được liệt kê trên, chắc chắn khi thả nuôi bà con sẽ gặp nhiều khó khăn. Bầy tôm đó sẽ ăn yếu, chậm phát triển, phân đàn, hao hụt nhiều, sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh, khó khăn trong điều trị, khả năng phục hồi thấp.
Môi trường và vấn đề ô nhiễm nguồn nước
Cần xử lý ao nuôi và bảo đảm môi trường nuôi tôm tốt nhất. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn
Vấn đề về ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Việc sử dụng hoá chất, thuốc kháng sinh liên tục, xả thải trực tiếp ra hệ thống kênh, rạch, sông, suối đã làm ô nhiễm vùng nuôi.
Dịch bệnh và sức khỏe tôm
Dịch bệnh ở tôm và những chủng bệnh mới, khả năng kháng thuốc cao, khó phòng trị. Diễn biến thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường, là những vấn đề người nuôi tôm hiện nay đang đối mặt. Mặt khác, chất lượng thức ăn, thuốc, hoá chất kém, không ổn định, cũng tác động tiêu cực đến sự thành công các mô hình nuôi.
Với những thực trạng đã nêu trên, việc bà con nuôi tôm không qua giai đoạn ương tôm giống ban đầu, thả trực tiếp tôm giống xuống hồ nuôi, ao nuôi, nuôi đến khi thu hoạch. Hoặc thả nuôi trực tiếp tôm giống xuống ao nuôi, sau thời gian 30 – 45 ngày nuôi, san, chuyển sang ao mới và nuôi đến khi thu hoạch.
Hai phương pháp nuôi nêu trên hiện ẩn chứa nhiều rủi ro, khả năng thành công thấp, tốn kém thời gian, chi phí, công sức. Trong quá trình nuôi thường gặp sự cố, chất lượng môi trường ao nuôi như hàm lượng khí độc NH3, NO2 tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tôm. Khi NO2 tăng cao, tôm dễ bị đốm đen, lột xác dính vỏ, mềm vỏ, thân ốp, rớt đáy.
San chuyển tôm nuôi. Ảnh: Tép Bạc
Nếu nuôi không san, chuyển, môi trường nước ao nuôi dễ chuyển thành tảo độc như tảo mắt, tảo giáp. Màu nước ao nuôi chuyển từ xanh lá chuối sang xanh rau má, tôm dễ nhiễm các bệnh đường ruột, phân trắng, gan tuỵ. pH biến động theo phát triển của tảo trong ao, gây sốc tôm. Tôm khó lột xác, chậm lớn, phân đàn, tăng trưởng kém, hiệu quả đầu tư mô hình thấp. Nuôi tôm thẻ chân trắng không qua giai đoạn ương giống, nuôi thẳng đến khi thu hoạch, mô hình ẩn chứa nhiều rủi ro, liên tục gặp sự cố về môi trường, dịch bệnh, sức khoẻ tôm nuôi luôn trong tình trạng căng thẳng, thường thu hoạch sớm, thu tôm size nhỏ, giá trị hàng hoá thấp.
Nuôi tôm nhiều giai đoạn
Giai đoạn ương tôm giống
Ương giống tôm tại trại ương, hồ ương trong thời gian 18 – 20 ngày, tạo điều kiện tối ưu về chất lượng nước, thức ăn, tập trung chăm sóc tốt nhất, để tôm giống phát triển. Mật độ ương: 2.000 – 4.000 con/m3 hoặc 6.000 – 12.000 con/m3 (2 – 4 PL/lít nước hoặc 6 – 12 PL/lít). Khi mới thả tôm ra hồ ương, thức ăn cho tôm giống sử dụng gồm các size dạng bột, dạng mảnh, 1 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ ≥ 40%, trong giai đoạn này, cho tôm giống ăn 7 – 9 lần/ngày.
Giai đoạn nuôi tôm lứa
Nuôi tôm trong hồ vuông lót bạt, ao tròn nổi…, diện tích hồ nuôi 1.200 – 1.500 m2, mức nước sâu 1.5 – 1.8 m, thời gian nuôi kéo dài 30 – 45 ngày, tuỳ theo chất lượng môi trường, sức khoẻ tôm nuôi thực tế. Mật độ thả nuôi: 500 – 700 con/m2, thức ăn cho tôm lứa sử dụng, gồm các size dạng 1.2 mm; 1.4 mm; 1.7 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 42 – 43%, trong giai đoạn này, cho tôm lứa ăn 5 – 6 lần/ngày.
Giai đoạn nuôi tôm thương phẩm
Nuôi tôm trong hồ vuông lót bạt, ao tròn nổi, diện tích hồ nuôi 1.200 – 1.500 m2, mức nước sâu 1.5 – 1.8 m, thời gian nuôi kéo dài 30 ngày, tuỳ theo chất lượng môi trường, sức khoẻ tôm nuôi thực tế. Mật độ thả nuôi: 300 – 500 con/m2, thức ăn cho tôm lứa sử dụng gồm các size dạng 1.7 mm; 2.0 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 43 – 45%, trong giai đoạn này, cho tôm lứa ăn 4 – 5 lần/ngày. Tiếp tục giản thưa mật độ nuôi xuống 150 – 200 con/m2, giai đoạn nuôi cuối, thời gian kéo dài 30 ngày. Với những bà con không có nhiều diện tích đất, số lượng ao nuôi ít, có thể sử dụng ao chứa lắng làm ao nuôi tạm thời. Sau khi san, chuyển ao, luân phiên sử dụng làm ao chứa lắng.
Diệt khuẩn cho tôm
Sau khi tôm chuyển sang giai đoạn 2 được 10 ngày, tôm đã ổn định sức khoẻ. Bà con lưu ý, chỉ diệt khuẩn trong trường hợp ao đang nuôi tôm phát hiện tôm bị ký sinh trùng, hoại tử cơ, hoặc nuôi giai đoạn 3, tôm bị cụt râu mòn đuôi, hồng mang, đốm đen…Bà con chọn ngày có nắng, sáng trời, tôm khoẻ, chọn thời điểm từ 9g – 14g để diệt khuẩn. Nên chọn lựa thuốc diệt khuẩn phù hợp, khả năng diệt khuẩn rộng, ít gây sốc đối với tôm như Chloramine B C6H5SO2NClNa, Virkon A (Peroxygen, Organic acid, Inorganic buffer system, Surfactant). Sau khi diệt khuẩn, cần gây lại vi sinh, hệ tảo khuê có lợi cho tôm.
Mô hình nuôi tôm nhiều giai đoạn, chủ động san, chuyển tôm sau 25 – 30 ngày nuôi, tạo môi trường tốt nhất để tôm phát triển, tăng trưởng. San, chuyển sang môi trường mới, kích thích tôm lột xác, tôm khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh, đều cỡ, vỏ bóng đẹp, thịt chắc, nặng ký. Nuôi tôm nhiều giai đoạn hạn chế tối đa những rủi ro, ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường như khí độc, tảo độc, những biến động không mong muốn từ thời tiết, khí hậu. Nuôi tôm nhiều giai đoạn cải thiện chất lượng tôm nuôi, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư mô hình, tăng giá trị hàng hoá, cải thiện lợi nhuận. Nuôi tôm nhiều giai đoạn, thu hoạch tôm size lớn, giá trị hàng hoá cao, tăng hiệu quả lợi nhuận cho bà con.
Lý Vĩnh Phước
Tép Bạc
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Cập nhật giá tôm ngày 7-2-2023
- Cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để nuôi tôm thành công
- Sau Tết giá tôm thẻ tăng vọt, người nuôi lãi lớn
- Xuất khẩu 2 triệu con tôm giống sang thị trường Đài Loan
Tin mới nhất
T5,09/02/2023
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Cập nhật giá tôm ngày 7-2-2023
- Cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để nuôi tôm thành công
- Sau Tết giá tôm thẻ tăng vọt, người nuôi lãi lớn
- Xuất khẩu 2 triệu con tôm giống sang thị trường Đài Loan
- Nuôi tôm ở các tỉnh duyên hải miền Trung: Nhiều mô hình thu tiền tỷ, nhưng thách thức vẫn còn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 2-8-2023
- Bí quyết để thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Nhiều người nuôi tôm ở miền Tây khát vốn
- Cập nhật giá tôm ngày 7-2-2023
- Cần tuân thủ đúng lịch thời vụ để nuôi tôm thành công
- Sau Tết giá tôm thẻ tăng vọt, người nuôi lãi lớn
- Kỷ lục 1 triệu tấn tôm xuất khẩu của Ecuador và tương quan với Việt Nam
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
- Cà Mau: Tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu tôm
- Sống khỏe nhờ nuôi tôm – cua kết hợp
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng