Lưu ý chăm sóc động vật thủy sản mùa đông

Hiện nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Thái Bình hơn 15.500ha, trong đó: nuôi nước mặn hơn 3.000ha; nuôi nước lợ gần 3.500ha; nuôi nước ngọt gần 9.000ha. Ngoài ra, người dân các huyện, thành phố nuôi 602 lồng cá trên với tổng thể tích 66.978m3.

Người nuôi cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với các đối tượng thủy sản để tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu trong mùa đông.

Những ngày qua, thời tiết có nắng hanh khô vào ban ngày với nhiệt độ từ 22 – 25°C, ban đêm trời rét sâu khi nhiệt độ chỉ phổ biến từ 12 – 15°C. nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm quá cao làm ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật thủy sản. Để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến các đối tượng nuôi, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến cáo các địa phương và các hộ nuôi trồng thủy sản trong tỉnh thường xuyên kiểm tra số lượng và trọng lượng thủy sản, tiến hành thu hoạch khi đạt kích cỡ thương phẩm. Hàng ngày theo dõi diễn biến tình hình thời tiết để chủ động các biện pháp phòng, tránh rét cho thủy sản. Hướng dẫn, đôn đốc người nuôi thực hiện công tác phòng, tránh rét cho thủy sản nuôi qua mùa đông gồm chuẩn bị công trình nuôi, chọn và thả giống, chăm sóc, quản lý thủy sản bảo đảm kỹ thuật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Trong thời gian nuôi qua mùa đông, hạn chế tối đa việc đánh bắt, kéo lưới làm cá bị xây xát, dễ nhiễm các bệnh do nấm, vi khuẩn; không sử dụng phân bón hữu cơ trong ao nuôi; duy trì ôxy hòa tan trong ao nuôi từ 4mg/lít trở lên. Tăng cường bổ sung và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với các đối tượng nuôi để tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu khi thời tiết lạnh kéo dài. Thường xuyên theo dõi ao nuôi để kịp thời phát hiện các hiện tượng bất thường và có biện pháp xử lý.

Thanh Huyền

Nguồn tin: Báo Thái Bình

Tin mới nhất

T5,25/04/2024