[Người Nuôi Tôm] – Sáng ngày 24/06, tại Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, Hội nghị Khoa học trẻ ngành Thủy sản toàn quốc lần thứ 11 (ViFINET2021) đã chính thức khai mạc với chủ đề phát triển bền vững và hội nhập.
Toàn cảnh hội nghị (Ảnh: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế)
ViFINET là diễn đàn thường niên dành cho các nhà khoa trẻ, được tổ chức luân phiên hàng năm tại mạng lưới các trường/viện có đào tạo và nghiên cứu về thủy sản ở Việt Nam. Thông qua hội nghị, các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên từ các trường Đại học, Viện nghiên cứu trình bày, trao đổi các kết quả nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩy phong trào sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và cán bộ trẻ tham gia nghiên cứu khoa học; giao lưu học tập, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời thúc đẩy hợp tác phát triển giữa các đơn vị.
Bên cạnh đó, ViFINET2021 cũng được diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Festival Huế 2022 (25 – 30/6) và cột mốc 55 năm thành lập Trường ĐH Nông Lâm.
Phát biểu khai mạc hội nghị, TS. Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngành thủy sản Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong nhiều năm qua, ngành thủy sản đã và đang có được những dấu mốc không nhỏ trong sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong đó, khoa học – công nghệ là nền tảng vững chắc để có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành. Bộ NN&PTNT cho biết đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển ngành thủy sản, trong đó mục tiêu ứng dụng khoa học công nghệ được ưu tiên hàng đầu. Đây là kế hoạch thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cụ thể, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào ngành thủy sản là điểm mấu chốt. Theo đó sẽ xây dựng, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ đầu tư, sản xuất, chế biến, tiêu thụ, quản lý chất lượng hàng hóa, vật tư chuyên ngành thủy sản.
“Hội nghị Khoa học trẻ là cơ hội để các nhà nghiên cứu trẻ khẳng định bản thân, cũng như là đưa ra những phát hiện, công nghệ và kỹ thuật mới đến với các doanh nghiệp và người dân”, TS. Trần Đình Luân nhấn mạnh.
TS. Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Ảnh: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế)
PGS.TS Trần Thanh Đức – Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm – Trưởng Ban tổ chức cho biết, nhà trường luôn luôn tạo mọi điều kiện để các cán bộ, giảng viên trẻ cũng như lực lượng sinh viên tham gia mạnh vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy sản. Những năm gần đây, ngành thủy sản đứng trước những thách thức về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và tình hình dịch bệnh. Do đó, để đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững và đồng thời bắt kịp các xu thế hội nhập, phải sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín từ con giống chất lượng, công nghệ nuôi và chế biến thủy sản phải không ngừng phát triển nhằm bắt kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thành công hơn nữa, cần có sự tham gia của các nhà quản lý từ trung ương đến địa phương nhằm vạch ra chiến lược phát triển đúng đắn, quản lý tốt môi trường, dịch bệnh, nguồn lợi thủy sản để bảo tồn và phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế cao, đối tượng mang đặc sản vùng miền.
PGS.TS Trần Thanh Đức – Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm – Trưởng Ban tổ chức ViFINET2021 (Ảnh: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế)
Bên cạnh đó, hội nghị cũng diễn ra các bài tham luận từ đại diện của Trường ĐH Nông Lâm, Viện Nghiên cứu NTTS I, Viện Nghiên cứu NTTS II, Công ty CP Việt Nam và Đại học Thủy sản & Hải dương Philippines.
Chiều cùng ngày, hội nghị được tiếp tục với các báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực như: Di truyền và sản xuất giống thủy sản; Công nghệ nuôi thủy sản; Dinh dưỡng, thức ăn và chế biến thủy sản; Bệnh thủy sản và Môi trường, kinh tế xã hội nghề cá.
Tổng thể, hội nghị đã nghe và theo dõi hơn 100 bài trình bày và poster tham dự. Ngày 25/6, hội nghị sẽ tiếp tục với chuyến thăm khu vực Đầm phá Tam Giang, một trong những vùng trọng điểm về thủy sản của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chinh Lê
- HUAF li>
- ViFINET2021 li> ul>
- Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi tôm có thể giúp tái tạo rừng ngập mặn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Những yếu tố tác động đến tăng trưởng tôm thẻ chân trắng
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
- Cà Mau: Tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu tôm
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 30-1-2023
- Sống khỏe nhờ nuôi tôm – cua kết hợp
- Ngành tôm Việt Nam 2023: Sẵn sàng vượt khó…
Tin mới nhất
T4,01/02/2023
- Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi tôm có thể giúp tái tạo rừng ngập mặn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Những yếu tố tác động đến tăng trưởng tôm thẻ chân trắng
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
- Cà Mau: Tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu tôm
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 30-1-2023
- Sống khỏe nhờ nuôi tôm – cua kết hợp
- Ngành tôm Việt Nam 2023: Sẵn sàng vượt khó…
- Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
- Nuôi tôm có thể giúp tái tạo rừng ngập mặn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Những yếu tố tác động đến tăng trưởng tôm thẻ chân trắng
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
- Cà Mau: Tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu tôm
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 30-1-2023
- Sống khỏe nhờ nuôi tôm – cua kết hợp
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
- Cà Mau: Tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu tôm
- Sống khỏe nhờ nuôi tôm – cua kết hợp
- Hậu Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022
- Cỗ Tết không đủ đầy nếu thiếu món cá kho riềng
- Cà Mau năm thứ ba liên tiếp xuất khẩu thủy sản trên 1 tỷ USD
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công