Tạo được nguồn giống
Cá chạch lấu giống đã được sinh sản nhân tạo thành công lần đầu tại Quảng Nam. Ông Phan Đình Châu – Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam cho biết, quá trình tạo giống cá chạch lấu diễn ra rất khó khăn, mất rất nhiều thời gian, tốn kém nhiều công sức, tiền của. “Chúng tôi phải lặn lội, túc trực dài ngày ở các tỉnh miền Nam tìm hiểu kỹ cả về sinh sản nhân tạo giống cá chạch lấu lẫn quá trình nuôi thương phẩm. Điều kiện tự nhiên, môi trường tạo giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu ở miền Nam có nhiều điểm tương đồng so với Quảng Nam là lợi thế lớn. Rất vui mừng là chúng ta đã chủ động được nguồn giống để có thể nuôi cá chạch lấu thương phẩm” – ông Châu nói. Quy trình sinh sản nhân tạo giống cá chạch lấu qua nhiều công đoạn. Cá chạch lấu bố, mẹ sau khi vỗ béo trong thời gian 3 tháng được cán bộ Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam tiêm kích dục tố, chuẩn bị bước đầu cho sinh sản nhân tạo. Tiếp đến, cá chạch lấu bố, mẹ được vuốt tinh và trứng để gieo giống nhân tạo. Quá trình ấp trứng diễn ra trong nhiều ngày. Trứng sau khi nở thành cá chạch lấu bột rồi được chuyển sang bể ương cá giống để ương dưỡng trong vòng 2 tháng thành cá chạch lấu giống dùng nuôi thương phẩm.

Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá chạch lấu. Ảnh: V.QUANG
Theo Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam, cá chạch lấu bố mẹ phải được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau để tránh cận huyết. Cá chạch lấu giống bố mẹ bắt buộc phải đáp ứng nhiều yêu cầu, tiêu chí để có thể sinh sản được cá chạch lấu giống chất lượng. Theo đó, phải có trọng lượng từ 200g trở lên, không bị xây xước, hoạt động mạnh và đặc biệt phải được kiểm duyệt không mắc phải bệnh tật nào. Trung tâm Giống thủy sản Quảng Nam đã chi ra 100 triệu đồng để mua 300 con cá chạch lấu bố mẹ ở miền Nam về thí điểm sinh sản giống nhân tạo lứa đầu tiên được 5.000 con giống. Với số lượng giống cá chạch lấu này, ngành chức năng đang nuôi thương phẩm lần đầu tiên và dự kiến xuất bán lứa thứ nhất vào đầu năm 2019. Ông Châu nói: “Cá chạch lấu thích ăn cá, tôm, tép tươi sống. Chúng tôi tận dụng nhiều loại thức ăn ở hồ thủy lợi Phú Ninh để cho cá ăn, đảm bảo dinh dưỡng. Khi cá đạt gần 1kg, chúng tôi sẽ bán. Giá cá chạch lấu trên thị trường đang ở mức xấp xỉ 300 nghìn đồng/kg, có giá trị kinh tế cao nên rất kỳ vọng”. Theo ông Châu, sau khi thử nghiệm thành công, sẽ tiếp tục đầu tư thêm để có thể sinh sản nhân tạo giống cá chạch lấu với số lượng và chất lượng đảm bảo cung ứng ra thị trường Quảng Nam trong thời gian đến.
Xây dựng mô hình
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Trường – Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Quảng Nam) cho rằng, rất phấn khởi là cá chạch lấu đã được sinh sản giống nhân tạo thành công tại Quảng Nam. Rất hy vọng mô hình thí điểm nuôi cá chạch lấu thương phẩm của Trung tâm Khuyến nông triển khai trong thời gian đến sẽ thành công. Khi đó, các ngành chức năng sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau, xây dựng quy trình nuôi cá chạch lấu bài bản để hướng dẫn nông hộ nuôi thương phẩm rộng khắp tại các ao, hồ, sông, suối, hồ đập trên địa bàn tỉnh. “Chủ trương của Quảng Nam là đa dạng đối tượng nuôi thủy sản, đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế cao. Nuôi cá chạch lấu thí điểm thành công sẽ được nhân rộng, thay thế nhiều diện tích nuôi tôm thất bát, nhiều diện tích nuôi thủy sản bị bỏ hoang trong thời gian qua” – ông Trường nói.
Việt Quang
Nguồn: Báo Quảng Nam
- cá chạch li>
- cá chạch lấu li>
- nghề nuôi thủy sản li>
- nuôi cá li> ul>
- Sunjin: Khởi động dự án nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
- Cập nhật giá tôm ngày 1-2-2023
- Nông dân thắng lớn với nuôi tôm công nghệ cao siêu thâm canh
- Khan hiếm nguồn cung, tôm tươi “sốt” giá trên thị trường Hà Tĩnh
- Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi tôm có thể giúp tái tạo rừng ngập mặn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Những yếu tố tác động đến tăng trưởng tôm thẻ chân trắng
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
Tin mới nhất
T4,01/02/2023
- Sunjin: Khởi động dự án nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
- Cập nhật giá tôm ngày 1-2-2023
- Nông dân thắng lớn với nuôi tôm công nghệ cao siêu thâm canh
- Khan hiếm nguồn cung, tôm tươi “sốt” giá trên thị trường Hà Tĩnh
- Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi tôm có thể giúp tái tạo rừng ngập mặn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Những yếu tố tác động đến tăng trưởng tôm thẻ chân trắng
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công