(CMO) Phải nếm mùi thất bại là điều đã được tiên đoán trước sự phát triển ồ ạt của tôm thâm canh và siêu thâm canh. Biết trước và đã nỗ lực, kể cả ngăn cấm, nhưng chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn cũng không thể chặn đứng được hết các hệ luỵ. Bởi lẽ, để có vụ tôm thành công và bền vững, ngoài sự trợ lực của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn thì chính bản thân người nuôi tôm mới là yếu tố quyết định.
Nhìn vào bảng thống kê diện tích tôm nuôi bị thiệt hại suốt thời gian qua, một điều có thể dễ dàng nhận thấy là đa phần diện tích này nằm ngoài vùng quy hoạch. Phát triển nhỏ lẻ, thiếu các điều kiện cần thiết như điện, thuỷ lợi, hạ tầng phục vụ nghề nuôi… nên không chỉ diện tích bị thiệt hại lớn mà cả mức độ thiệt hại cũng cao.
Tuyệt đối không theo phong trào
Còn nhớ giai đoạn cuối năm 2017 đầu 2018, đây là giai đoạn phát triển ồ ạt, nhỏ lẻ không theo quy hoạch lại thiếu vốn, thiếu khoa học kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác của loại hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh. Có thể nói, giai đoạn này phong trào nuôi tôm siêu thâm canh vô cùng rầm rộ, đến đâu cũng nghe bàn tính về nó. Nếu cuối năm 2016, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh chỉ hơn 100 ha thì đến hết năm 2017, diện tích thả nuôi loại hình này tăng lên gần 1 ngàn héc-ta và hơn 2.050 ha vào cuối năm 2018, hiện tại khoảng 2.499 ha.
Trước sự phát triển đột biến về diện tích, UBND tỉnh cũng như các ngành chuyên môn liên tục tổ chức các hội thảo, hội nghị và thành lập các đoàn kiểm tra nhằm tìm giải pháp giúp người nông dân giảm thiệt hại đáng tiếc cũng như để nghề nuôi tôm phát triển bền vững. Qua các đợt kiểm tra, trong giai đoạn này một vấn đề đáng lo ngại nổi lên là hàng loạt hộ nuôi không đảm bảo các điều kiện hay một số tiêu chí theo quy định còn hạn chế. Con số này có thời điểm đến hơn 60% tổng số hộ được kiểm tra.
Những hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ chốt là điều kiện diện tích, điều kiện kinh tế và cả trình độ kỹ thuật, tức đi theo phòng trào. Dù hiện nay diện tích này không còn tăng như trước, nhưng Phó chủ tịch UBND xã Tân Duyệt Kiều Minh Tấn cho rằng, trước tiên người dân cần cân nhắc thật kỹ lưỡng xem mình đã có gì và còn đang thiếu gì trước khi quyết định loại hình nuôi. Đặc biệt, đối với nuôi siêu thâm canh càng phải suy tính kỹ hơn, bởi đây là loại hình không phải ai cũng nuôi được nên tuyệt đối không được chạy theo phòng trào, nếu không thiệt hại về kinh tế là rất lớn.
Nuôi tôm kích cỡ lớn để đạt chuẩn bán tôm thương phẩm sống là giải pháp nâng cao giá trị con tôm.
Ông Tấn còn chia sẻ thêm kinh nghiệm, trong trường hợp giá tôm đang giảm như hiện nay, để không bị thua lỗ, người nuôi cần thủ tiền khi tôm ăn được thức ăn số 3 (150 con/kg) nên tranh thủ mua thức ăn bằng tiền mặt. Bởi bắt đầu từ giai đoạn này đến lúc thu hoạch, lượng thức ăn tiêu tốn rất lớn, nếu mua thiếu phải gánh thêm khoản chi phí vô cùng lớn. Ngoài ra, không nên nuôi quá nhiều vụ trong năm mà chỉ tập trung một vụ chính, thời gian còn lại để cải tạo ao đầm cắt mầm bệnh.
Dù là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước, nhưng đến nay Cà Mau vẫn chưa có được nhà máy sản xuất thức ăn. Việc lấy thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản thông qua các đại lý là một gánh nặng không nhỏ cho nghề nuôi. Với sản lượng tôm nuôi bình quân của tỉnh khoảng 150 ngàn tấn/năm, tính ra 1 năm người nuôi tôm phải tiêu tốn tiền mua thức ăn hơn 5 ngàn tỷ đồng. Còn thiếu các điều kiện cần thiết nên việc liên kết trong sản xuất chuỗi thời gian qua còn nhiều hạn chế. Giám đốc HTX Dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản Đầm Dơi Trần Văn Đáng cho biết, liên kết “4 nhà” vẫn chưa thắt chặt như mong muốn, các mối liên kết dọc và ngang hình thành, phát triển khó khăn. Cụ thể như “nhà băng thì không mặn mà, nhà doanh nghiệp (đầu vào, đầu ra) cũng không được thắt chặt”, rất dễ bị đứt.
Liên kết sản xuất theo chuỗi liên kết được xem là giải pháp, hướng đi để nghề nuôi tôm của tỉnh phát triển bền vững, mang lại hiệu quả cho người dân, phòng chống dịch bệnh… Tuy nhiên, dù rất nỗ lực, song việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo mô hình liên kết chuỗi vẫn còn nhỏ lẻ ở một số nơi, chưa được nhân rộng và phát triển theo chiều sâu. Tính đến nay, toàn tỉnh chỉ có 61 lượt hợp đồng liên kết đầu vào phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm với 18 HTX và 20 THT, gồm 700 hộ với tổng diện tích 1.500 ha. Còn lại đa phần diện tích tôm thâm canh, siêu thâm canh nằm ở nông hộ, quy mô sản xuất nhỏ, hộ gia đình. Từ đó, việc tiếp cận nguồn vốn, vật tư đầu vào, đầu ra, điều kiện hạ tầng phục vụ nghề nuôi, khoa học kỹ thuật… rất hạn chế.
Tiến tới công nghệ tiên tiến, hạ tầng hiện đại
Những hạn chế này nhiều lần được UBND tỉnh, các nhà khoa học chỉ ra tại các hội thảo và hội nghị chuyên đề trước đó. Tiêu biểu như, tại hội nghị chuyên đề về phát triển nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh: “Tuyệt đối không để người dân phát triển mô hình tôm siêu thâm canh nếu không đảm bảo các điều kiện cần thiết, nhất là bảo vệ môi trường, quy trình kỹ thuật, vốn để giảm thiệt hại cho chính bà con và để nghề nuôi phát triển bền vững”.
Không chỉ đầu tư phát triển nghề nuôi mà cần chú trọng đến khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo này, Sở NN&PTNT tiến hành xây dựng Đề án Nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành hàng tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phó giám đốc Sở NN&PTNT Châu Công Bằng nhận định, dù còn hạn chế nhưng nhìn chung hiện nay nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đang trên đà phát triển, kể cả về loại hình nuôi và việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tỉnh xác định con tôm thâm canh, siêu thâm canh sẽ tạo ra bước đột phát mới nên thời gian tới tiếp tục tập trung đầu tư công nghệ tiên tiến, hạ tầng hiện đại phục vụ nghề nuôi.
Tại các hội thảo trước đó, các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế đến từ các viện, trường đại học cũng đã chỉ ra: Để phát huy hết thế mạnh trong nuôi thuỷ sản, tỉnh cần đẩy mạnh và nhanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật không chỉ trong quá trình nuôi mà cả khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản. Đặc biệt, phải hình thành chuỗi giá trị con tôm một cách thực chất, có chiều sâu.
Nhắc đến việc xây dựng chuỗi liến kết cũng như thu hút doanh nghiệp đẩy nhạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và con tôm thâm canh, siêu thâm canh nói riêng, ông Bằng cho biết: “Từ những cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, cả việc lồng ghép các chương trình dự án để hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi tôm và chế biến xuất khẩu ngành hàng tôm. Đồng thời, có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật”.
Một trong những chính sách được tỉnh triển khai đang mang lại hiệu quả là tiến hành giao đất, mặt nước cho các doanh nghiệp sử dụng vào mục đích nuôi tôm, sản xuất con giống phục vụ nghề nuôi của người dân được ổn định, lâu dài. Theo đó, trong đề án trình Chính phủ, tỉnh đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh thí điểm mô hình hỗ trợ doanh nghiệp tích tụ diện tích đất quy mô lớn để đầu tư phát triển con tôm thâm canh, siêu thâm canh theo hướng công nghệ cao và bền vững.
Trong kế hoạch phát triển của tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, sẽ ưu tiên phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh và quảng canh cải tiến. Theo đó, mục tiêu đặt ra là diện tích nuôi tôm siêu thâm canh sẽ tăng lên 8 ngàn héc-ta ha vào năm 2025 và 10 ngàn héc-ta vào năm 2030. Ngoài ra, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến sẽ tăng lên 182 ngàn héc-ta vào năm 2025 và 188 ngàn héc-ta vào năm 2030. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 1,9 tỷ USD và năm 2030 đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
Để hoàn thành mục tiêu trên, ngoài nỗ lực của tỉnh trong đầu tư hạ tầng phục vụ nghề nuôi; Đào tạo, tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý; Thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào nghề nuôi… thì còn một yếu tố chính và vô cùng quan trọng là chính người dân. Để có những vụ nuôi không còn rủi ro, chính người dân phải chủ động về mọi mặt, từ tìm hiểu, học hỏi khoa học kỹ thuật đến vốn, liên kết để đảm bảo đầu vào và đầu ra ổn định thông qua việc tham gia HTX, THT…./.
Nguồn tin: Báo Cà Mau
- kỹ thuật nuôi tôm li>
- nuôi tôm li> ul>
- Tầm quan trọng của bóng mát trong nuôi tôm biofloc
- Hệ thống biofloc trong nuôi tôm: Đánh giá toàn diện tiềm năng và hạn chế
- Benchmark: Chuyển nhượng mảng kinh doanh di truyền cho Novo Holdings
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
- Bột trứng: Nguồn protein tiềm năng trong nuôi tôm
- Ninh Thuận: Mục tiêu sản xuất 50 tỷ tôm giống vào năm 2025
- Ảnh hưởng của 25-Hydroxyvitamin D3 trong khẩu ăn lên tăng trưởng, chuyển hóa canxi-phospho và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus Vannamei nuôi ở độ mặn thấp
- Ngành tôm miền Bắc: Tôm khó nuôi, người cạn vốn
- Chế độ ăn cho tôm đực: Thức ăn tươi và thức ăn công thức
Tin mới nhất
T3,03/12/2024
- Tầm quan trọng của bóng mát trong nuôi tôm biofloc
- Hệ thống biofloc trong nuôi tôm: Đánh giá toàn diện tiềm năng và hạn chế
- Benchmark: Chuyển nhượng mảng kinh doanh di truyền cho Novo Holdings
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
- Bột trứng: Nguồn protein tiềm năng trong nuôi tôm
- Ninh Thuận: Mục tiêu sản xuất 50 tỷ tôm giống vào năm 2025
- Ảnh hưởng của 25-Hydroxyvitamin D3 trong khẩu ăn lên tăng trưởng, chuyển hóa canxi-phospho và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus Vannamei nuôi ở độ mặn thấp
- Ngành tôm miền Bắc: Tôm khó nuôi, người cạn vốn
- Chế độ ăn cho tôm đực: Thức ăn tươi và thức ăn công thức
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt