Giải quyết vấn đề đất phèn trong ao nuôi tôm

 

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Trên thế giới hiện nay có khoảng 15 triệu ha đất phèn, tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á (chiếm 50% diện tích). Indonesia có diện tích đất phèn lớn nhất thế giới (2 triệu ha); sau đó đến Việt Nam (1,8 triệu ha). Đất phèn chiếm 63,40% tổng lượng đất ở Việt Nam.

Trong đó, diện tích đất nhiễm phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 41,1% ở hầu hết các tỉnh: Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang; ĐBSCL đóng góp 71% diện tích nuôi trồng thủy sản và 54% sản lượng thủy sản của cả nước.

Nước trong những ao nuôi được xây dựng trong vùng nước lợ, ven biển hay nước ngọt có thể có pH thấp do được hình thành từ vùng đất phèn tiềm tàng. Đối với các ao nuôi trồng thủy sản ở những vùng đất bị nhiễm phèn, lượng phèn sẽ rò rỉ từ đất vào nước trong quá trình đào ao, thêm vào đó khi trời mưa, nước mưa sẽ rửa trôi phèn từ trên bờ xuống làm cho ao bị nhiễm phèn.

Có 2 loại phèn ảnh hưởng đến ao tôm hiện nay:

  • Phèn sắt (nước đỏ): muối kép của sắt (III) sunfat kết hợp với muối của kim loại kiềm hay amoni. Loại phèn này làm nước đỏ, chân, mang, đuôi tôm vàng.
  • Phèn nhôm (nước trong): muối sunfat kép của kali và nhôm. Khi ao có phèn nhôm, nước rất trong khó lên màu, tôm rất chậm lớn.

Ảnh hưởng của phèn đến sự phát triển của tôm:

  • Khó gây màu nước do tảo phát triển chậm, đặc biệt đối với tôm con (PL) ở giai đoạn đầu thì màu nước cực kì quan trọng.
  • Làm giảm pH trong ao nuôi, mà pH là một trong các yếu tố quan trọng trong quá

trình nuôi, tăng độc tính của khí độc.

  • pH thấp làm tôm stress, kém ăn, khó lột xác, mềm vỏ, chậm lớn, tôm màu xám đen, hợp chất phèn lơ lửng bám vào mang, cản trở quá trình hô hấp của tôm.
  • pH thấp ảnh hưởng đến sự hoạt hóa các Enzyme trong ao. Từ đó làm cho việc sử

dụng các sản phẩm vi sinh hoặc chế phẩm sinh học xử lí nước đáy, bổ sung thức ăn không hiệu quả.

Để hạn chế phèn trong ao ta nên:

Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ở các vùng đất ít bị nhiễm phèn; chuẩn bị và cải tạo ao nuôi thật kỹ, bón lót vôi đáy ao, sên rửa lại nhiều lần cho sạch trước khi cấp nước vào ao nuôi; xử lý nguồn nước cấp vào thật sạch, nên sử dụng kít kiểm môi trường để xem có hàm lượng sắt trong nước cấp không.

Cách xử lí ao bị nhiễm phèn:

1. Lót bạt toàn bộ nền đáy và bờ ao:

  • Đây là cách sử dụng màng bạt để bao bọc lót xuống đáy ao hồ nuôi tôm. Các loại bạt này thường được làm từ chất liệu nhựa với kích thước, độ dày khác nhau phù hợp với diện tích của ao tôm và nhu cầu sử dụng của các hộ nuôi tôm cá. Các vật liệu phổ biến nhất của bạt lót ao nuôi tôm đó chính là HDPE, PVC và cao su EPDM. Đây đều là các nguyên liệu nguyên sinh có độ bền cao, đồng thời không gây độc hại cho tôm giống và người sử dụng. Cách này có tác dụng chính trong ngăn phèn, chống xói mòn, tạo môi trường nuôi hợp vệ sinh, hạn chế rủi ro bệnh tật ở tôm nuôi.

2. Sử dụng hóa chất (EDTA hoặc vôi):

  • Vôi: Cách xử lí này được rất nhiều hộ nuôi sử dụng. Nhưng thực tế có những ao độ phèn cao, 1.000m2 phải dùng cả một tấn vôi mới ngăn chặn được. Đó chính là điểm hạn chế của cách xử lí này. Sử dụng số lượng quá lớn, vừa tốn công tạt vừa gây tốn kém chi phí.
  • Đánh EDTA cũng là một cách hay để ngăn chặn phèn sắt tức thời, phèn nhôm EDTA không có tác dụng nhiều, khi đánh EDTA, nó sẽ làm kết tủa Fe trong nước, giảm phèn và chìm xuống đáy ao, khi người nuôi quạt nước thì vô tình kéo kết tủa của phèn sắt lên, kết tủa này tồn tại trong môi trường nước, không hết triệt để, vài ngày phải đánh lại.

Điểm hạn chế của hai cách xử lí này là:

  • Chi phí rất cao: Lót bạt, vệ sinh ao bạt, khó gây màu nước, nhân công.
  • Sử dụng hóa chất khối lượng lớn gây tốn kém chi phí và công tạt.
  • Hóa chất chỉ giải quyết được phèn nhôm, phèn sắt không có tác dụng nhiều.
  • Phèn vẫn còn tồn dư trong nước chứ không mất đi, có thể bị xì phèn sau những

trận mưa.

3. Sử dụng vi sinh xử lí phèn:

Hiện nay, sử dụng vi sinh cũng là cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm được rất nhiều hộ nuôi áp dụng. Vi sinh có thể tồn tại trong môi phường nước phèn giúp oxy hóa được cả phèn sắt và nhôm, vi sinh sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa phèn nhanh chóng thành các hợp chất tan được trong nước. Vi sinh cũng có công dụng phân hủy các chất hữu cơ dư thừa, thức ăn, xác tảo, phân… giúp giảm khí độc, giảm mùi hôi của ao nuôi.

Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm, thân thiện môi trường và hiệu quả cao và kéo dài.

Hiện nay, Công ty Thái Nam Việt đã nghiên cứu và phát triển thành công dòng sản phẩm vi sinh đặc biệt có khả năng phân hủy cả phèn sắt và phèn nhôm trong ao nuôi một cách hiệu quả. Sau 3 ngày sử dụng sản phẩm, màu nước ao sẽ trong xanh đẹp, tôm khỏe hơn, ăn lên mồi. Chỉ khi giải quyết được vấn đề phèn trong ao nuôi thì việc sử dụng các sản phẩm vi sinh xử lí nước đáy mới hiệu quả.

AQUALUM CONC – sản phẩm vi sinh xử lí phèn – hiệu quả ngay từ lần đầu tiên sử dụng – hiệu quả cho cả phèn sắt và phèn nhôm:

Trước và sau khi xử lý phèn bằng AQUALUM CONC

 

 

Thái Nam Việt

 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 088 893 6366 hoặc website: www.thainamviet. com để biết thêm thông tin chi tiết. Công ty chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày giải pháp cho các vấn đề khác trong ao nuôi ở số tiếp theo. Mời quý bà con đón đọc.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT SINH HÓA THÁI NAM VIỆT

Địa chỉ: 126 Lã Xuân Oai, P. Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức, TP.HCM

ĐT: 0888 59 63 66

Email: info@thainamviet.com

Website: thainamviet.com