Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 11+12: Định hướng chiến lược phát triển thủy sản: Thay đổi là điều tất yếu

“Thủy sản Việt Nam đã mất 10 năm gần như dậm chân tại chỗ, không có sự đột phá về sản phẩm và khoa học công nghệ. Bởi vậy, nếu vẫn cứ vận hành theo cách mà chúng ta đang nghĩ và đang làm, thì 10 năm sau ngành thủy sản Việt Nam chắc chắn sẽ vẫn ở mức như hiện tại và bị vượt xa bởi các đối thủ. Thay đổi là điều tất yếu mà chúng ta bắt buộc phải làm”

 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã nhận định, Việt Nam có lợi thế rất lớn về thủy sản, với ngành hàng trên 8,5 triệu tấn, xuất khẩu gần 9 tỷ USD. Theo kế hoạch hành động của ngành tôm, đến năm 2025, xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần có chiến lược, quan điểm, mục tiêu, giải pháp và các đề án một cách cụ thể. Với diện tích 500.000 km2 nuôi biển, sản lượng nuôi biển dự kiến sẽ tương đương với sản lượng khai thác. Đặc biệt, chúng ta áp dụng công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn và theo chuỗi khép kín, thì chắc chắn sản lượng chuỗi giá trị của chúng ta còn lớn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó, thủy sản Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với vô vàn những khó khăn và thách thức. Kinh tế thế giới đang thay đổi từng ngày, tiến bộ khoa học công nghệ cũng được cập nhật liên tục. Kéo theo đó là sự khắt khe hơn của thị trường cũng như sự cạnh tranh của các đối thủ ngày một gắt gao. Để đối mặt với các vấn đề này, không còn cách nào khác chúng ta phải thay đổi, phải cập nhật thường xuyên và cũng đồng nghĩa với việc chúng ta bắt buộc phải nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình.

Đồng thời, Người Nuôi Tôm sẽ mang đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích và thiết thực về việc nuôi ấu trùng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng tôm trong chuyên mục Khoa học kỹ thuật (Trang 40-41), giúp người nông dân hiểu được những mối quan tâm của trang trại giống tôm về artemia.

 

Bên cạnh đó, ấn phẩm Người Nuôi Tôm số tháng 11+12 còn có các nội dung nổi bật dưới đây:

 

Trang Chuyên mục Tên bài viết
8-9 Trong nước Miền Bắc: Nuôi trồng thủy sản bền vững, xóa đói giảm nghèo
10-11 Quốc tế USDA: Viện trợ trực tiếp cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
12-13 Thời sự Định hướng chiến lược phát triển thủy sản: Thay đổi là điều tất yếu
14-15 Vấn đề – Sự kiện Mưa lũ: Ác mộng của người nuôi tôm
16-17 Nuôi tôm bền vững Đánh giá tăng trưởng bù của tôm thẻ chân trắng trong hệ thống Biofloc
18-19 Tôm giống Từng bước phá bỏ “lệ thuộc” tôm giống
20-21 Mô hình Quảng Ninh: “Thủ phủ” nuôi tôm công nghệ cao tại miền Bắc
22-23 Thủy sản Việt Nam Nhìn lại chặng đường phát triển thủy sản Việt Nam sau 10 năm
24-25 Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đến nuôi trồng thủy sản
34-35 Thông tin doanh nghiệp VASEP tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung sau bão
39 Những nhà cung cấp tôm bố mẹ tại Việt Nam
40-41 Khoa học kỹ thuật Thách thức của việc nuôi thành công Artemia Nauplii làm thức ăn cho ấu trùng tôm
Tôm bố mẹ: “Mỏ vàng” của ngành thủy sản
46-47 Kiến thức nuôi tôm IHHNV: Tác nhân làm giảm năng suất tăng trưởng trên tôm sú
48-49 SHIV – Cảnh giác với bệnh mới trên tôm
50-51 Bảo quản thức ăn đúng cách giúp tối ưu chi phí nuôi tôm

 

Giá bán Tạp chí Người Nuôi Tôm là 40.000 đồng/ cuốn, giá bán file PDF tạp chí Người Nuôi Tôm là 20.000 đồng/ cuốn.

Qúy độc giả có thể liên hệ đặt mua tạp chí theo số điện thoại: 0246 659 7733/ 0243 219 1649 vào giờ hành chính và số holine 0978 457 870 (Ms Thêu). Tạp chí sẽ được vận chuyển qua đường bưu điện đến tận tay quý độc giả.

Ban biên tập rất mong nhận được những ý kiến phản hồi của quý độc giả về nội dung, hình thức để Tạp chí ngày càng hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho ngành tôm nước nhà phát triển bền vững, hiệu quả.

Mọi thư từ góp ý, cộng tác nội dung, bài vở xin gửi về địa chỉ email nguoinuoitomvn@gmail.com

Tạp chí Người Nuôi Tôm kính chúc quý độc giả, bà con chăn nuôi, doanh nghiệp, các chuyên gia, cộng tác viên gần xa, sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

 

Trân trọng!

Ban biên tập Tạp chí Người Nuôi Tôm