Bacillus subtilis: Chống lại vi khuẩn V. parahaemolyticus và virus WSSV trên tôm

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng chống lại vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus và virus WSSV gây bệnh Đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng.

Subtilis  KA1 có khả năng kiểm soát virus WSSV và vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh trên tôm

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu xác định hoạt tính kháng khuẩn

Hoạt tính kháng khuẩn được xác định bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch. V. parahaemolyticus được nuôi trong môi trường dinh dưỡng chứa 3% NaCl, trong 24 giờ. Sau đó, lấy 50µl vi khuẩn V. parahaemolyticus có mật độ 2×107  CFU/ ml cho vào đĩa thạch và dàn đều trên mặt thạch bằng que trải vi khuẩn, để khô tự nhiên. Một đĩa giấy 8mm được đặt trên đĩa thạch, dùng pipet lấy 50μL của chủng vi khuẩn phân lập (mật độ tế bào 2×108 CFU/ml)) được thả vào đĩa giấy và ủ ở 30°C. Sau 48 giờ đọc kết quả, khả năng kháng khuẩn của vi khuẩn được xác định bằng vòng kháng xung quanh đĩa giấy.

Thử nghiệm cảm nhiễm WSSV trên tôm

Thí nghiệm được tiến hành với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức gồm 25 con/bể với trọng lượng 6 g/con.

Nghiệm thức 1: Đối chứng tôm thẻ chân trắng không bị nhiễm WSSV.

Nghiệm thức 2: Tôm bị nhiễm WSSV.

Nghiệm thức 3: B. subtilis KA1 + WSSV.

Nghiệm thức 4: B. subtilis KA3 + WSSV.

Tôm thẻ chân trắng được nuôi thuần 2- 3 ngày. Sau đó, 0.1% (với mật độ tế bào 2×108 CFU/ml) vi khuẩn B. subtilis phân lập được cấy vào bể nuôi. Sau 2 ngày, 0.01% WSSV được thêm trực tiếp vào bể và tiến hành quan sát tỷ lệ chết, tôm chết được kiểm tra bằng PCR để xác nhận nhiễm WSSV.

Kết quả nghiên cứu

Vi khuẩn B. subtilis KA1  có khả năng kháng lại vi khuẩn  V. parahaemolyticus  với vòng tròn vô khuẩn 4mm trong khi vi khuẩn  B. subtilis  KA3 kháng lại vi khuẩn  V. parahaemolyticus thấp hơn với vòng vô khuẩn 1mm.

Sau 20 ngày thí nghiệm, nghiệm thức 3  bổ sung  B. subtilis KA1 tôm có tỷ lệ sống cao nhất 84% khi bị thử thách với WSSV, nghiệm thức 4 đạt tỷ lệ sống 60%, trong khi đó, nghiệm thức 2 tôm bị nhiễm WSSV nhưng không bổ sung vi khuẩn B. subtilis thì tất cả tôm đều chết (tỷ lệ sống 0%).

Ba chủng vi khuẩn được tái phân lập và được xác định bằng trình tự gen 16S rRNA, là B. subtilis KA1 (1491 bp) và B. subtilis KA3 (1492 bp). B. subtilis KA1 cũng đã trải qua một loạt các xét nghiệm sinh hóa. Với 97,1% kết quả xác nhận phân lập được là B. subtilis.

Subtilis  KA1 có khả năng kiểm soát virus WSSV và vi khuẩn V. parahaemolyticus. Đồng thời B. subtilisKA1 có khả năng sản sinh protease và lipase tăng tiêu hóa thức ăn. Do đó, B. subtilisKA1 thu được từ nghiên cứu này cho thấy tiềm năng mạnh mẽ để ứng dụng làm men vi sinh trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Nghiên cứu này là cơ sở cho việc chọn lọc và phát triển dòng vi khuẩn giúp tôm vượt qua thách thức mầm bệnh đồng thời hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong phòng trị một số bệnh trên tôm nuôi.

Ngọc Khánh (Lược dịch)