[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Ngành nuôi tôm Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, hiện nay vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, ô nhiễm môi trường dẫn tới rủi ro cho người nuôi là rất lớn. Đứng trước thực trạng này, sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển ứng dụng mô hình rộng rãi tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, AEC – Copeflock 63 đã trở thành mô hình chủ lực của Âu Mỹ – AEC. Mô hình đã và đang làm tốt vai trò của nó mang lại giá trị bền vững đồng thời góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, tái tạo lại hệ sinh thái tự nhiên vốn có.
Cũng tại Cà Mau, Công ty Âu Mỹ AEC đã công bố mô hình AEC – Copeflock 63 dành cho các hộ chăn nuôi. Với mục tiêu 6 giảm – 3 tăng; 6 giảm là: giảm hóa chất sử dụng, giảm lượng bùn ô nhiễm, giảm điện năng tiêu thụ, giảm thời gian nuôi, giảm lượng phân thải ra, giảm rủi ro; 3 tăng là: tăng lợi nhuận kinh tế, tăng tỉ lệ thành công, tăng tính bền vững.
Thăm tôm áp dụng mô hình AEC – Copeflock 63
Với mong muốn giúp đỡ 50.000 hộ nuôi thủy sản phát triển kinh tế bền vững bằng các giải pháp hiệu quả và thân thiện, Công ty đang tiến hành triển khai ứng dụng mô hình tại nhiều nơi ở ĐBSCL. Mô hình AEC – Copeflock 63 ứng dụng công nghệ nuôi tôm mới nhất mang lại hiệu quả và thân thiện môi trường, sử dụng hệ vi sinh có lợi kết hợp giá thể để gây thức ăn tự nhiên như copepod, động vật phù du, trùn chỉ, moina (trứng nước), rotifer giúp giảm thức ăn công nghiệp và cải tạo môi trường ao nuôi, tăng sức đề kháng cho tôm, kiểm soát tốt khuẩn có hại như Vibrio parahaemolyticus, harveyi…, giúp tôm ngừa được nhiều bệnh như EMS/AHPND (bệnh chết sớm/gan tụy cấp), EHP (vi bào tử trùng), phân trắng giảm rủi ro cho người chăn nuôi.
Ông Lê Thanh Thiết – Giám đốc điều hành cho biết, hiện tại mô hình AEC – Copeflock 63 áp dụng tại Farm Tuấn Nghị, huyện Cái Nước là mô hình hoàn thiện nhất, mô hình mẫu để giới thiệu cho các hộ nuôi khác. Bí quyết thành công của mô hình là sử dụng triệt để hệ vi sinh có lợi trong môi trường nước, nắm bắt được điểm này nên mô hình tại Farm Tuấn Nghị đã thành công đi qua 5 vụ nuôi với tỷ lệ 80 – 90%.
Ông Nghị chia sẻ: “Đa số người dân đến xem và học hỏi mô hình điều hoài nghi về tính hiệu quả của nó. Bởi vì, mô hình mang nhiều giá trị bền vững, nhiều ưu điểm thì sao có thể tiết kiệm chi phí. Nhưng tôi khẳng định, mô hình AEC – Copeflock 63 thật sự tiết kiệm chi phí do đã sử dụng được toàn bộ hệ vi sinh có lợi trong môi trường nước. Điển hình như gần nhất, ao có diện tích 1.500m2 được thả với mật độ 110 con/m2. Sau 69 ngày nuôi, tôm đạt size 70 con/kg tỷ lệ đạt 85%.
Thu tôm áp dụng mô hình AEC – Copeflock 63
Trong điều kiện hộ nuôi eo hẹp tài chính, thiếu chi phí đầu tư, cơ sở hạ tầng, nguồn điện yếu hoặc ao lắng cấp nước nhỏ, kể cả không có mô hình vẫn đáp ứng được tốt và dễ dàng ứng dụng. Kiểm soát pH, sử dụng vi sinh đều đặn để khống chế tảo, làm ức chế vi khuẩn có hại tạo ra môi trường sạch và ổn định cho tôm có thể nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó, việc bổ sung khoáng đa – vi lượng giúp duy trì và phát triển các động vật phù du và đảm bảo đủ lượng thức ăn cho tôm giai đoạn 15 đến 20 ngày đầu không cần sử dụng thức ăn công nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí và tăng sức đề kháng cho tôm. Cụ thể, với 100.000 post thả 15 ngày đầu nếu ăn thức ăn khoảng 100kg hết 3.5 triệu, trong khi đó việc gây thức ăn tự nhiên tốn khoảng 1.5 triệu, giảm hơn 50% chi phí, ngoài ra sức đề kháng và tốc độ phát triển tôm vẫn tốt hơn.
Từ mô hình tiên phong AEC – Copefloc 63 tại Farm Tuấn Nghị, đến nay, trên địa bàn Cà Mau đã được nhân rộng. Để nhân rộng mô hình này cần khuyến khích tinh thần tự cường của nông dân. Bởi vì, người dân muốn nuôi theo mô hình này chỉ cần kiến thức cơ bản nhưng lại cần tinh thần tự cường, tự lực cao. Đồng thời người dân cần nỗ lực học hỏi khi áp dụng mô hình mới.
Âu Mỹ AEC
Mọi chi tiết vướng mắc, bà con vui lòng liên hệ tới Hotline của Công ty: 0855 678 679 hoặc truy cập Website: https://AECaqua.com để liên tục cập nhật những thông tin mới nhất từ Âu Mỹ – AEC.
- AEC li>
- AEC - Copefloc 63 li>
- âu mỹ li>
- Farm Tuấn Nghị li> ul>
- Toàn cảnh thị trường tôm giống tại Ấn Độ năm 2022
- FISTECH 2023 – Khoa Thuỷ sản (VNUA): Ký biên bản hợp tác
- 6 tháng đầu năm: Dịch bệnh đốm trắng trên tôm là hơn 859 ha
- Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 1+2
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số 11+12: Định hướng chiến lược phát triển thủy sản: Thay đổi là điều tất yếu
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số Tết (tháng 1+2): Ngành Tôm Việt Nam – đích đến bền vững và giá trị
- Ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn trong nuôi trồng thủy sản 2020
- Mặn lên sớm, giá tôm cao, có nên thả nuôi tôm sớm?
- The total solution for Animal Feed and Health is coming in March 2020
Tin mới nhất
T2,02/12/2024
- Hệ thống biofloc trong nuôi tôm: Đánh giá toàn diện tiềm năng và hạn chế
- Benchmark: Chuyển nhượng mảng kinh doanh di truyền cho Novo Holdings
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
- Bột trứng: Nguồn protein tiềm năng trong nuôi tôm
- Ninh Thuận: Mục tiêu sản xuất 50 tỷ tôm giống vào năm 2025
- Ảnh hưởng của 25-Hydroxyvitamin D3 trong khẩu ăn lên tăng trưởng, chuyển hóa canxi-phospho và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus Vannamei nuôi ở độ mặn thấp
- Ngành tôm miền Bắc: Tôm khó nuôi, người cạn vốn
- Chế độ ăn cho tôm đực: Thức ăn tươi và thức ăn công thức
- SSP: Chào đón các “ông lớn” ngành thức ăn chăn nuôi gia nhập
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt