Hàng hóa trên toàn cầu được tiêu thụ theo giá do mối quan hệ cung cầu hình thành. Cung hiếm chắc chắn giá tăng và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ còn xét thêm yếu tố chi phối là mối quan hệ phạm vi nhỏ hơn. Thí dụ trong một nước, hay trong một địa phương. Thí dụ, địa phương này hiếm thì giá tăng nhưng gần đó có thể có nhiều sản phẩm như vậy, giá bên đó sẽ mềm hơn. Có câu đắt đồng ế chợ từ đó.
Hiện nay thế giới phẳng hơn, mọi thông tin có thể truyền đi và tiếp nhận nhanh chóng. Tôm thế giới hàng năm hơn 4 triệu tấn và đang đà tăng trưởng. Tôm nuôi chủ yếu từ Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan… Tôm biển nhiều ở Nam Mỹ. Các cường quốc tôm có Ecuador và Indonesia có khả năng cung tôm sớm hơn các nước còn lại, do đất nước họ thuộc Nam bán cầu, có khí hậu ngược với phần còn lại. Cứ đầu quý 4 chuyển qua mùa xuân, có thể thả tôm sớm. Các nước còn lại qua đầu năm thời tiết mới thuận lợi. Hai nước thả nuôi và thu tôm sớm có bất lợi là tôm thu hoạch nhằm giai đoạn cầu thấp, tiêu thụ không thể nhanh được.
Cách đây 4 năm, tôm họ thu sớm và trúng vụ, phải bán rất rẻ mới giải phóng tồn kho. Thế giới phẳng, chuyện họ bán tôm rẻ tác động không nhỏ tới chuỗi giá trị con tôm các nước còn lại. Bên mua có nhiều lời mời chào trong khi nhu cầu không cao, vì mới qua đầu năm mới, không có lễ hội gì đáng kể. Họ trả giá nào cũng mua được tôm từ hai nước vừa nêu. Khi các doanh nghiệp (DN) tôm ta chào họ đơn hàng năm mới theo thông lệ, họ trả giá hết sức thấp. Từ đó các DN tôm ta phải giảm giá mua, dù tôm chưa được thả nuôi chưa nhiều. Giá tôm thương phẩm giảm khoảng 40% khiến các chủ ao đã chùng tay không thả nuôi, dù ao đã chuẩn bị xong. Hệ lụy tôm giống ứ đọng, khuyến mãi mua một tặng một! Đó là một sự kiện nêu lại để tìm hiểu tình hình tôm thương phẩm đang có xu thế giảm trong chục ngày qua.
Tại miền Tây nhiều năm qua có chu kỳ tôm tăng giá từ cuối quý 3 năm trước đến cuối quý 1 năm sau. Thời gian còn lại là giá bình thường. Giá thấp điểm nhất là cuối quý 2 và quý 3. Giá tôm biến động đó phản ảnh quan hệ cung cầu trong nước. Quy luật này bị phá vỡ ở sự kiện trên, do tác động quan hệ cung cầu thế giới. Giá tôm thấp điểm do lúc đó là tập trung thu hoạch rộ, sản lượng cung ứng vượt quá khả năng chế biến hàng tinh chế, bởi năng suất nhà máy và thị trường tiêu thụ có hạn. Số tôm mua nhiều hơn chế biến hàng phổ thông và tiêu thụ với thấp hơn, bán vào thị trường dễ dung nạp như Hoa Kỳ. Vài năm gần đây, quy trình nuôi tôm có nhiều cải tiến, người nuôi chủ động hơn trong việc kiểm soát môi trường nuôi, có thể điều chỉnh thời gian nuôi kéo dài hơn, nhờ đó hạn chế nhiều việc thu hoạch ồ ạt và gián tiếp hạn chế việc giảm giá tôm thương phẩm, tác động bởi cung cầu như phân tích.
Đầu năm 2022 tôm thương phẩm neo ở giá cao như thông lệ. Năm nay thời tiết ổn và kinh nghiệm nuôi tốt hơn nên người nuôi đã thả giống có sớm hơn măm rồi, khoảng 3 tuần và thả ngay trong năm. Việc thả giống cũng không ồ ạt mà đều đặn, liên tục. Theo thống kê, cho thấy kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2022 tăng khá tốt, một phần là do có nguồn tôm nguyên liệu đầy đủ hơn. Thí dụ theo bản tin trên web của mình, Công ty Sao Ta có sản lượng tôm chế biến 2 tháng đầu năm tăng 40% so cùng kỳ năm trước. Cũng theo “thông lệ” quý 1 hàng năm là giai đoạn các DN tôm mua, chế biến mang tính chất cầm cự, chịu thiệt bởi đây là lúc tiêu thụ thấp nhưng lại là giai đoạn mua tôm nguyên liệu giá cao nhất nhằm có nguyên liệu, việc làm cho người lao động và giữ mối quan hệ khách hàng. Với giá mua cao, dù chế biến tinh cũng chỉ cầm hòa, và do rủi ro cũng không thể ký kết nhiều hợp đồng giao hàng lúc này. Khi nguyên liệu có dấu hiệu tăng, giá mua sẽ giảm để trở lại trạng thái cân bằng, chia sẻ hợp lý hơn lợi ích các mắt xích trong chuỗi giá trị.
Chục ngày qua gía tôm thương phẩm ở miền Tây biến động từ nguyên nhân nói trên. Biến động xung đột quân sự Đông Âu không tác động trực tiếp lên cung cầu tôm ta, do tôm ta tiêu thụ tập trung ở các thị trường trọng điểm. Xung đột đó có thể tác động ít nhiều lên chuỗi logistic như sẽ gây chậm trễ hơn việc vận chuyển hàng nhưng tác động chắc khá đáng kể khi giá dầu tăng trên 40% thời gian vừa qua sẽ khiến chi phí thuê container rỗng lại thêm lần nhảy dựng. Giá tôm thương phẩm giảm diễn ra trong 10 ngày qua, cụ thể như sau: (ĐVT: 1000 đồng/kg)
Thống kê cho thấy, tôm giảm giá tập trung cỡ lớn (30 con về lớn). Riêng cỡ trung bình (50 con về nhỏ) giá duy trì và tốt hơn cả năm rồi. Sự biến động giá cả cỡ tôm phản ảnh cung cầu tôm tới từng cỡ.Thật ra trong chuỗi giá trị tôm ta có “may mắn” là mắt xích chế biến có trình độ cao, chế biến sâu, thâm nhập nhiều khúc thị phần tôm cao cấp. Từ đó có biên lợi nhuận tốt, chia sẻ lại bạn đồng hành là người nuôi tôm thông qua giá mua tôm thương phẩm tốt hơn, tốt hơn hẳn nếu so giá cùng cỡ. Minh chứng giá đầu tháng 2/2022 của Indonesia là khoảng 141.000 đồng (6,05 USD) cho tôm 40 con. Cùng thời điểm giá tôm Thái Lan là 133.500 đồng (5.73 USD) và 126.500 đồng (5.43 USD) cho tôm cỡ 60 con và 70 con. Thái Lan là nước có trình độ chế biến tôm hàng đầu như ta. Tôm Ecuador giá từ 79.000 đồng – 72.000 đồng (3.40 – 3.10 USD) cho tôm cỡ 60-80 con.
Sở dĩ giá tôm thương phẩm đang mua bán khá cao nhưng nhiều người nuôi cho rằng nuôi không có lời là có nguyên nhân. Nuôi tôm quan trọng là tỉ lệ thu hồi đầu con thả nuôi, hệ số thức ăn, giá cả vật tư đầu vào. Người nuôi của ta thất thế là tỉ lệ ao nuôi thành công còn thấp so các nước và nhất là gía cả vật tư đầu vào lại cao hơn do phải thông qua trung gian các nhà đầu tư, chủ yếu là thương lái (bán trả chậm sau khi thu tôm).
Tóm lại, giá tôm biến động chủ yếu do mối quan hệ cung cầu. Do vậy, sự biến động này xảy ra ở thời điểm nào đó là chuyện bình thường. Hiện nay, tôm thương phẩm có giảm giá, nhưng mức giảm đó không phải “tranh giành” lợi ích mà đang tiến trình đưa giá tôm về giá trị thực của nó. Giá trị thực do thị trường thế giới định đoạt. Vấn đề là giá cả đó vẫn duy trì lợi nhuận tốt đối với người nuôi có tỉ lệ thu hồi tôm thả trên 80%, là mức trung bình thấp dễ thực hiện.
TS. Hồ Quốc Lực – Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
- Biến động giá tôm li> ul>
- Ứng dụng của cỏ lào trong nuôi tôm thẻ chân trắng
- Thức ăn khô thay thế artemia: Giải pháp mới cho tôm thẻ chân trắng
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Postbiotic: Thúc đẩy tăng trưởng nâng cao miễn dịch cho tôm
- Chức năng của Enzyme tiêu hóa trong các trang trại nuôi tôm
- Sinh vật phù du: Mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi tôm
- Tăng tốc phát triển ngành rong biển với chuỗi liên kết giá trị cao
- DOC công bố kết quả cuối cùng thuế CVD và AD với tôm từ Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia
- Phế phẩm đu đủ: Nguồn dinh dưỡng tiềm năng cho ngành thủy sản
- Hướng dẫn phương pháp làm rỉ mật đường tại nhà
Tin mới nhất
T6,01/11/2024
- Ứng dụng của cỏ lào trong nuôi tôm thẻ chân trắng
- Thức ăn khô thay thế artemia: Giải pháp mới cho tôm thẻ chân trắng
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Postbiotic: Thúc đẩy tăng trưởng nâng cao miễn dịch cho tôm
- Chức năng của Enzyme tiêu hóa trong các trang trại nuôi tôm
- Sinh vật phù du: Mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi tôm
- Tăng tốc phát triển ngành rong biển với chuỗi liên kết giá trị cao
- DOC công bố kết quả cuối cùng thuế CVD và AD với tôm từ Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia
- Phế phẩm đu đủ: Nguồn dinh dưỡng tiềm năng cho ngành thủy sản
- Hướng dẫn phương pháp làm rỉ mật đường tại nhà
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt