Một số lưu ý khi nuôi cua kết hợp với tôm sú

Trong những năm gần đây mô hình nuôi cua kết hợp với tôm sú mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Đây cũng là mô hình sản xuất chi phí đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện canh tác của đa số nông dân có ít vốn sản xuất. Trong năm 2019 diện tích thả cua kết hợp với tôm được: 13.300 ha, năng suất đạt bình quân: Tôm sú 150kg/ha/vụ, Cua 100kg/ha/vụ. Mô hình nuôi này đã đem lại hiệu quả thiết thực như thu nhập tăng, đời sống của người dân ngày một cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những hộ sản xuất đạt hiệu quả thì còn một số hộ thả nuôi chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân là do bà con chưa nắm được đặc điểm sinh học của cua, khả năng thích nghi của cua biển đối với môi trường vuông nuôi như: độ mặn, pH, độ kiềm, nhiệt độ, thức ăn … nên trong quá trình chuẩn bị vuông nuôi cua bà con chưa chuẩn bị kỹ các điều kiện để cua sinh trưởng và phát triển tốt, nên khi thả cua chưa đạt hiệu quả cao. Để bà con thả cua đạt hiệu quả cao, hôm nay tôi xin trình bày một số đặc tính sinh học của cua biển và một số lưu ý khi nuôi cua kết hợp với tôm sú. Hy vọng sẽ giúp cho bà con giảm được phần nào rủi ro khi thả cua nuôi kết hợp với tôm sú.

Ảnh: Mô hình nuôi cua kết hợp với tôm sú ở xã Phong Thạnh Tây A

I/ Đặc điểm sinh học của cua biển:

1. Khả năng thích nghi với môi trường:

+ Cua có khả năng thích ứng với độ mặn thay đổi từ 2 – 33 0/00, thích hợp nhất là từ 15 – 220/00.

+ Khoảng pH chịu đựng từ 6,5 – 9,5 thích hợp nhất 7,5 – 8,5.

+ Độ kiềm thích hợp từ 80 – 150 mgCaCO3/lít.

+ Nhiệt độ thích hợp nhất cho cua là 25 – 29 0C, nhiệt độ cao hơn thường gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sinh lý của Cua, đây củng là một trong những nguyên nhân thường gây chết cua.

2. Lột xác và tái sinh:

Quá trình phát triển của cua trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn, cua con 3-5 ngày lột xác 01 lần, Cua lớn lột xác chậm hơn 15-30 ngày lột xác 01 lần, tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống và nguồn thức ăn tự nhiên… Cua mới lột xác yếu không ăn, không có khả tự vệ, nằm ở đáy 2-3 giờ mới trở lại bình thường 1-2 ngày sau vỏ mới cứng lại. Sau mỗi lần lột xác cua tăng trọng lượng từ 40 – 80%. Đặc biệt trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân, càng … Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương có khuynh hướng lột xác sớm hơn.

3. Tập tính hoạt động:

– Tập tính đào hang: Cua thường sống vùi mình trong đáy hoặc trong hang. Cua thường đào hang lệnh với mặt đáy, hang cua có thể dài hơn 1 m, có thể xuyên qua bờ.

– Tính hung dữ và khả năng tự vệ: Khi thiếu thức ăn cua ăn lẫn nhau, cua khỏe ăn cua yếu hơn. Đặc biệt cua cứng ăn cua lột, cua tự vệ bằng cách dọa, tấn công kẻ thù hoặc bỏ trốn. Trong trường hợp nguy kịch cua có thể rụng bõ đi một bộ phận cơ thể, bộ phận mất đi được tái sinh lại sau những lần lột xác.

– Hoạt động bắt mồi: Cua biển là loài ăn tạp, bắt mồi tích cực, thường kiếm ăn vào ban đêm. Trong tự nhiên chúng thích ăn động vật như cá tạp, nhuyễn …

II/ Một số lưu ý khi nuôi cua kết hợp với tôm sú:

1. Mùa vụ thả Cua:

Do đặc tính sinh học của cua biển sinh trưởng và phát triển tốt ở môi trường nước có độ mặn dao động trong khoảng 15 – 220/00. Bà con nên bố trí thả giống vào khoảng tháng 2 – 3, thu hoạch dứt điểm vào khoảng tháng 7 – 8 dương lịch vì trong khoảng thời gian này độ mặn ở các tuyến kênh còn, dao động trong khoảng 14 – 280/00. nếu ta thả cua trể vào khoảng tháng 9 – 12 lúc này mưa nhiều làm độ mặn ở các tuyến kênh xuống thấp, đặc biệt đối với khu vực sản xuất lúa trên đất tôm độ mặn hầu như không còn nên thả cua tỷ lệ sống đạt không cao.

2. Chọn cua giống thả nuôi:

– Cua giống phải đồng cỡ, đồng màu, có phản ứng nhanh lẹ, các phụ bộ đầy đủ và không có xác chết trong bể dèo.

– Cua cho vào khay phải phân bố điều, không dồn cục và đổ nước vào cua phải phân tán đều khay, khả năng đèo bám giá thể tốt.

3. Dèo cua giống trước khi chuyển ra vuông nuôi:

Trong thời gian qua đa số những hộ nuôi cua kết hợp với tôm sú, bắt cua giống về không ương dèo cua mà thả thẳng vào vuông nuôi nên tỷ lệ sống đạt không cao. Do diện tích vuông nuôi tương đối rộng nên bà con xử lý nguồn nước chưa tốt như độ mặn, pH, độ kiềm … không nằm trong khoảng thích hợp để cua phát triển nên khi thả cua vào vuông nuôi cua dễ bị sốc gây hao hụt nhiều, trong vuông nuôi cá tạp tương đối nhiều khi thả bị cá tạp ăn dẫn đến tỷ lệ sống không cao. Để khắc phục vấn đề này trước khi thả cua ra vuông nuôi bà con nên dèo cua trong ao dèo khoảng 15 – 20 ngày để hạn chế cua bị hao hụt.

* Lợi ích khi làm ao dèo:

– Do diện tích nhỏ nên chăn sóc và quản lý tương đối dễ, chi phí cải tạo ao thấp, ta có thể để chỉnh các yếu tố môi trường nước độ mặn, pH, độ kiềm … nằm trong khoảng thích hợp để khi thả cua không bị sốc nước, chi phí diệt cá tạp thấp diệt cá tạp hiệu quả hơn.

– Để ương cua trong ao dèo đạt hiệu quả cao bà con cần lưu ý:

+ Tùy theo số lượng giống thả mà bà con xây dựng ao dèo lớn hay nhỏ nhưng phải đảm bảo mật độ ương trong ao dèo không quá 5 con/m2.

+ Ao dèo trước khi thả giống phải được cải tạo kỹ: sên vét bùn đáy ao, bón vôi với liều từ 15-20 kg/1.000 m2, lấy nước vào đầy ao qua lưới lọc hạn chế tôm cá tạp theo vào, sau đó dùng saponin với liều 20kg/1.000m3 diệt cá tạp, kiểm tra lại các yếu tố môi trường nước điều chỉnh vào khoảng thích hợp như:

+ pH: nằm trong khoảng 7,5 – 8,5., nếu pH thấp dùng vôi CaCO3 với liều 7 – 10 kg/1.000m3 tạt đều khắp ao để nâng pH lên.

+ Độ mặn: trong ao dèo nằm trong khoảng 18 – 220/00.

+ Độ kiềm: nằm trong khoảng 80 – 150 mgCaCO3/lít. Nếu độ kiềm thấp hơn 80 mgCaCO3/lít ảnh hưởng đến sự lột xác của cua khi cua lột xác lâu cứng võ dễ bị cua lột sau ăn, khi độ kiềm trong ao thấp ta có thể dùng Dolomite với liều 7 – 10 kg/1.000m3 tạt đều khắp ao để nâng độ kiềm lên.

+ Do đặc tính của cua ăn nhau rất dữ, trong ao dèo nên đặc chà để cho cua trú ẩn, chà được bó thành nhiều bó đặc điều khắp ao dèo.

+ Trong quá trình ương cua trong ao dèo, ta nên bổ sung thức ăn cho cua. Có thể cho cua ăn cá tạp có sẳn ở địa phương, cá được hấp chín,bắp nhuyễn tạt đều khắp ao với liều 0,6 – 0,8 kg cho 1.000 con cua giống.

4. Mật độ thả cua kết hợp với tôm sú: Để cua và tôm sú không canh tranh thức ăn và không ăn lẫn nhau bà con nên thả cua với mật độ: 1 con/20m2, Tôm sú: 1,5 con/m2.

5/ Chăm Sóc và quản lý: Khi chuyển cua ra vuông nuôi để đảm bảo cua sinh trưởng và phát triển tốt bà con cần lưu ý vấn đề sau:

– Thả tôm sú trước từ 1 – 1,5 tháng trước khi thả cua.

– Để hạn chế cua thất thoát ra vuông nuôi: Bờ bao phải đảm bảo chắc chắn không bị mọi, rò rỉ nhằm tránh mất nước trong suốt thời gian nuôi. Chiều rộng mương tối thiểu phải đạt từ 2 – 3m, chiều sâu mương đạt 1,2 – 1,5m để giữ được mức nước mặt trảng khi nuôi đạt từ 0,5m trở lên, để đảm bảo các yếu tố môi trường trong vuông nuôi được ổn định, để tạo điều kiện cho cua lên trảng tìm thức ăn. Trên bờ vuông nên để cỏ không nên dọn trống, dùng lướt hoặc cao su rào kỹ bốn góc vuông và chổ lấy nước vào (Cua thường ra những gốc vuông và đường bơm nước).

– Định kỳ theo dõi các yếu tố môi trường nước để điều chỉnh vào khoảng thích hợp cho Cua phát triển tốt: pH: 7 – 8,5; Kiềm: 80 – 150 ppm, độ mặn: 15 – 22 0/00.

– Trong vuông nuôi phải có chổ để cua trú ẩn và lột xác sinh trưởng (dưới mương bao nên đặt chà, trên trảng có thể trồng năn tượng mật độ vừa phải để làm nơi trú ẩn cho cua).

– Trong vuông phải có đủ thứ ăn cho cua ăn (Có thể thả cá phi, ốc… vào vuông để cho cua ăn).

– Định kỳ 15 – 20 ngày thay nước 01 lần, mỗi lần thay 20 – 30% lượng nước trong vuông, để kích thích cho của hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.
– Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, rào chắn để kịp thời sửa chữa, trách để cua bò ra ngoài.

Tác giả: Trần Thanh Hải

Nguồn tin: Phuoclong.baclieu.gov.vn