[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Vừa qua, Công ty Zeigler Việt Nam đã tổ chức hội thảo hỗ trợ các khách hàng về chiến lược quản lý phòng ngừa và kiểm soát bệnh TPD tại Phan Rang, Ninh Thuận. Tại đây, ông Peter Van Wyk, Giám đốc kỹ thuật của Zeigler Bros. Inc. – Mỹ với gần 40 năm kinh nghiệm đã chia sẻ về bệnh TPD và các giải pháp quản lý sức khỏe cho tôm giống.
Bài viết được thực hiện bởi
Peter Van Wyk, Chris Stock, Craig Browdy, Mark Napulan và Cao Khanh Ly
Toàn cảnh buổi hội thảo do Công ty Zeigler Việt Nam tổ chức
Sự kiện có sự góp mặt của 16 công ty sản xuất giống lớn tại miền Trung Việt Nam. Tại buổi gặp gỡ, đại diện các trang trại tôm giống đã có những chia sẻ về tình hình sản xuất và về mức độ nghiêm trọng do TPD gây ra thời gian gần đây.
Chưa xác định rõ tác nhân gây bệnh TPD
Hội chứng chết nhanh giai đoạn PL (gọi tắt là TPD) lần đầu tiên được phát hiện tại các trại giống ở Ecuador (2015), gây hiện tượng tôm chết hàng loạt, sau đó là bùng phát ở Trung Quốc (2020) và gần đây hơn là ở Việt Nam (2023). Trong các bể ấu trùng bị ảnh hưởng bởi TPD, sự phát triển của ấu trùng diễn ra bình thường cho đến khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Post. Các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở giai đoạn PL2 – PL4, khi tôm bị bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng là: ruột trống, gan tụy mờ nhạt, không màu. Tôm Post thường sẽ bắt đầu chết một vài giờ sau đó, tôm giống sẽ chết hàng loạt sau 24 giờ có dấu hiệu của bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh được xác định là một trong các tác nhân sau: 1) nhiễm một (các) chủng Vibrio parahaemolyticus mới (Zou & cs, ShrimpVet); 2) đồng nhiễm bởi một chủng mới, không phát sáng của V. harveyi + V. parahaemolyticus không thuộc chủng gây bệnh AHPND (Hoàng Tùng); hoặc 3) bị nhiễm một loại Virus RNA mới từ họ Marmidae, được gọi là Baishivirus (Xu & cs).
Zeigler tin rằng, phần lớn các đợt bùng phát TPD ở châu Á là do một hoặc nhiều chủng V. parahaemolyticus khác với chủng V. parahaemolyticus gây ra bệnh AHPND. Độc tố do các chủng Vibrio này tạo ra khác với độc tố PirA và PirB liên quan đến AHPND. V. harveyi cũng được tìm thấy trong bể nhiễm TPD nhưng không thuộc chủng gây bệnh phát sáng. Baishivirus có thể gây ra các triệu chứng rất giống với TPD, nhưng thực tế là V. parahaemolyticus phân lập từ tôm bị TPD có khả năng lây nhiễm sang tôm khỏe mạnh, điều này cho thấy virus RNA không phải là nguyên nhân gây chết hàng loạt cho tôm giống ở Việt Nam. Và cần thêm thông tin để xác định chính xác tác nhân gây bệnh và phương thức lây nhiễm.
Tôm giống mắc bệnh TPD
Quản lý và phòng bệnh là yếu tố cần thiết
Trong khi nguyên nhân của căn bệnh này đang được nghiên cứu thì điều cần thiết là các trại giống phải thực hiện các biện pháp quản lý, tập trung vào phòng ngừa bệnh tổng hợp và đặc biệt là giảm thiểu rủi ro liên quan đến nhóm vi khuẩn Vibrio gây bệnh. Ông Van Wyk đặc biệt khuyến nghị các trại giống tôm nên áp dụng phương pháp tiếp cận HACCP (Điểm kiểm soát quan trọng phân tích mối nguy) để giảm thiểu rủi ro dịch bệnh.
Đối với các trại giống đã từng bùng phát TPD, việc sát khuẩn và làm khô toàn bộ cơ sở sản xuất là cần thiết. Vì Vibrios hình thành màng sinh học bảo vệ chúng khỏi quá trình sát khuẩn bằng clo thông thường nên việc loại bỏ màng sinh học là rất quan trọng đối với sự thành công của bước khử trùng. Ông Van Wyk đưa ra ba phương pháp loại bỏ màng sinh học.
Thứ nhất, loại bỏ cơ học được thực hiện bằng máy bơm tăng áp nhưng chỉ hữu ích trong việc loại bỏ màng sinh học khỏi các bề mặt tiếp xúc.
Thứ hai, loại bỏ màng sinh học bằng hóa chất được xử lý bằng hỗn hợp NaOH 2,5% cộng với chất hoạt động bề mặt trong tối thiểu 3 giờ. Sau khi xả và rửa sạch, hệ thống phải trải qua quá trình để khô ráo trong 7 ngày. Bước khử trùng cuối cùng bao gồm xử lý bể chứa và hệ thống cấp nước, khí bằng dung dịch tẩy axit. Điều này được thực hiện bằng cách thêm đủ lượng axit yếu như axit citric vào dung dịch thuốc tẩy 50ppm để đạt được độ pH từ 5 đến 6. Mục tiêu là tối đa hóa tỷ lệ axit hypochlorous (HOCl), có khả năng khử trùng gấp 80 lần ion hypochlorite và giảm thiểu việc sinh ra khí clo-loại khí cực kỳ nguy hiểm.
Thứ ba, khử trùng bằng điện hóa là một phương pháp mới để loại bỏ màng sinh học (dùng phương pháp điện phân nước biển tạo ra HOCl và các sản phẩm khử trùng khác). Quá trình điện phân nước biển được thực hiện bằng cách cho dòng điện 12V chạy qua các thanh điện cực được thiết kế treo trong nước biển để tạo ra phản ứng điện hóa, ORP có thể đạt 800-900 mV. Phương pháp này rẻ hơn và an toàn hơn phương pháp khử trùng bằng hóa chất.
Ngoài ra, ông Van Wyk cũng khuyến nghị các trại giống nên đầu tư vào các công nghệ lọc và khử trùng nước biển hiệu quả cao như: Hệ thống lọc cát, lọc UF và khử khuẩn bằng ozone, tia UV… Tuy nhiên, nước biển đã được xử lý vẫn có thể bị Vibrio xâm nhập nhanh chóng, vì vậy để giảm thiểu cơ hội cho Vibrio phát triển, thì việc sử dụng vi sinh chất lượng cao, chẳng hạn như Zeigler Rescue: duy trì ở mật độ 100.000 CFU/mL ngay khi có thể (sau bước khử trùng cuối cùng) để lấn át và ức chế Vibrio là rất quan trọng.
Đối với tôm bố mẹ, ông Van Wyk khuyến nghị sàng lọc PCR và đông lạnh tất cả các loại thức ăn tự nhiên, giảm dần và tiến tới thay thế các loại thức ăn tự nhiên có rủi ro cao bằng thức ăn nhân tạo cho tôm bố mẹ như: Redi-Mate của Zeigler.
Trong các hệ thống nuôi ấu trùng, Vibrio thường được đưa vào cùng với tảo tươi và Artemia sinh khối làm thức ăn cho ấu trùng tôm. Đối với các hệ thống sản xuất tảo, điểm quan trọng chính là quy trình nuôi cấy thuần khiết và quy trình khử trùng nguồn cung cấp nước biển và không khí. Nhiều trại giống trên thế giới đã cải thiện chất lượng tảo và an toàn sinh học thông qua việc sử dụng hệ thống nuôi tảo bằng Bioreactor. Tuy nhiên, khi các trại giống gặp phải vấn đề nhiễm Vibrio trong nuôi cấy tảo, sẽ rất hữu ích nếu xây dựng chế độ ăn có khả năng thay thế tảo tươi trong quy trình ương nuôi ấu trùng. Quy trình thay thế tảo tươi bằng thức ăn dạng lỏng EZ Larva của Zeigler, đã được chứng minh là có khả năng thay thế 50% nhu cầu tảo khi ấu trùng ở giai đoạn Zoea 1 và 100% tảo từ Zoea 2 trở đi.
Tối đa hóa lợi nhuận bằng cách đầu tư vào thức ăn chất lượng cao
Ông Van Wyk cũng giải quyết vấn đề mà các nhà điều hành trại giống phải đối mặt là làm thế nào để cân bằng chất lượng thức ăn với nhu cầu giảm chi phí sản xuất khi phải đối mặt với tỷ suất lợi nhuận thu hẹp giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất. Tỷ lệ sống là yếu tố quan trọng nhất mang lại lợi nhuận cho trại giống và cách tốt nhất để các trại giống tối đa hóa lợi nhuận là đầu tư vào thức ăn chất lượng cao. Một mô hình kinh tế dựa trên các thông số sản xuất tại các trại giống thương mại điển hình đã so sánh kịch bản thức ăn chi phí thấp với kịch bản chi phí cao. Mô hình đã chứng minh rằng chỉ cần cải thiện tỷ lệ sống 2% đã đủ chi trả cho thức ăn có giá cao hơn 40% so với thức ăn trong kịch bản thức ăn chi phí thấp. Nếu tỷ lệ sống được cải thiện 5%, lợi nhuận ở kịch bản thức ăn chất lượng cao sẽ cao hơn 20% so với kịch bản thức ăn chi phí thấp.
Chi phí cho thức ăn cao hơn sẽ cải thiện lợi nhuận, và tất nhiên đó phải là thức ăn có chất lượng cao hơn. Ông Van Wyk cho rằng hiệu quả sử dụng protein (số gram PL được tạo ra trên mỗi gram protein được cho ăn) là một chỉ số về chất lượng protein trong thức ăn chứ không phải là hàm lượng (số lượng) protein trong thức ăn.
Để chứng minh cho khẳng định trên, ông Van Wyk đã trình bày dữ liệu so sánh hiệu quả sử dụng Zpro cho PL của Zeigler với hiệu quả của 4 loại thức ăn bán chạy nhất của đối thủ cạnh tranh. Z Pro được xây dựng để tối đa hóa hiệu quả bằng cách cung cấp mức chính xác 70 chất dinh dưỡng theo số lượng, nhu cầu của PL và bằng cách sử dụng các nguyên liệu được chọn lọc để có khả năng tiêu hóa cao.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, tôm được nuôi bằng Z Pro có sự tăng trưởng nhanh hơn và tỷ lệ sống cũng cao hơn đáng kể so với đối thủ. Hiệu quả sử dụng protein trung bình cao hơn 80% so với chế độ ăn của đối thủ cạnh tranh, tất cả các loại thức ăn đều có hàm lượng protein cao hơn Z Pro. Đối với thức ăn có hiệu quả sử dụng protein cao, các chất dinh dưỡng sẽ được chuyển đổi hiệu quả thành biomass của PL. Các chất dinh dưỡng dư thừa không được tiêu hóa sẽ được bài tiết vào nước, dẫn đến nồng độ NH3 cao. NH3 là nguồn nitơ tuyệt vời cho Vibrio phát triển và khi nồng độ NH3 cao sẽ dẫn đến số lượng Vibrio trong nước cũng cao hơn. Nồng độ NH3 cao hơn sẽ gây stress cho tôm giống. Khi PL bị stress sẽ không phát triển tốt và ít có khả năng chống chọi với Vibrio.
Ấu trùng được nuôi bằng Z Pro trong trại giống không chỉ có tỷ lệ sống cao hơn và kích thước lớn hơn khi thu hoạch trong trại giống mà còn có tỷ lệ sống cao hơn nhiều khi đưa ra ương vèo ở các bể raceway được nuôi bằng các loại thức ăn khác. Lợi nhuận tăng thêm được tạo ra nhờ cải thiện tỷ lệ sống ở cả hệ thống trại giống và giai đoạn ương vèo đã chứng minh rõ ràng tầm quan trọng của việc sử dụng thức ăn chất lượng cao, đặc biệt là trong thời điểm giá tôm giống thấp.
Đối với tình hình dịch bệnh TPD hiện nay, Zeigler vẫn thường xuyên giữ liên lạc với khách hàng và các tổ chức nghiên cứu hàng đầu để cập nhật những nghiên cứu mới nhất về nguyên nhân và cách quản lý TPD. Bên cạnh đó, Zeigler cam kết hợp tác chặt chẽ với các trại giống lớn ở Việt Nam và các nước khác để áp dụng các chiến lược quản lý tốt nhất nhằm tối đa hóa tỷ lệ sống và hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh TPD trong các trại giống.
Bằng cách hỗ trợ các trại giống phát triển, tiếp cận HAACP nhằm cải thiện an toàn sinh học và cung cấp các giải pháp về probiotic cũng như dinh dưỡng giúp nâng cao tỷ lệ sống, Zeigler đang làm mọi thứ có thể để giúp ngành tôm giống vượt qua thách thức dịch bệnh mới nhất này.
Tâm Đào (Lược dịch)
Ấu trùng artemia là vector quan trọng nhất đưa vi khuẩn Vibrio gây bệnh vào hệ thống. Việc loại bỏ vỏ trứng artemia rất quan trọng trong việc làm giảm mật độ Vibrio, nhưng ấu trùng artemia sau khi nở vẫn có thể chứa một lượng đáng kể Vibrio gây bệnh.
Zeigler cung cấp sản phẩm thức ăn vi nang dạng lỏng EZ Artemia Ultra, là sản phẩm an toàn sinh học thay thế cho ấu trùng artemia. Mặc dù EZ Artemia Ultra có khả năng thay thế tới 100% artemia sinh khối trong quy trình, tuy nhiên chỉ cần thay thế 50% ấu trùng artemia là đã đạt được lợi ích từ việc thay thế đó. Bởi vì vi sinh Rescue đã được đưa vào trong viên nang thức ăn với mật độ 1 tỷ CFU/g. Rescue chứa 4 chủng Bacillus spp có khả năng lấn át, ức chế sự phát triển của các chủng Vibrio gây bệnh.
Kết quả từ một nghiên cứu chứng minh khả năng lấn át và ức chế của Rescue trong ruột của tôm Post thông qua cảm nhiễm V. harveyi và V. parahaemolyticus trong thức ăn cho ăn ở mật độ cao. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại một trại giống thương mại ở Indonesia, trong đó các bể sử dụng EZ Artemia Ultra thay thế 33% hoặc thay thế 100% ấu trùng artemia từ PL1-PL6 đều có tỷ lệ sống cao hơn đáng kể so với các bể đối chứng được nuôi bằng ấu trùng Artemia theo quy trình thông thường.
- EZ Artemia Ultra li>
- Hội chứng chết nhanh giai đoạn PL li>
- TPD li>
- Zeigler li>
- Zeigler Việt Nam li> ul>
- Tầm quan trọng của bóng mát trong nuôi tôm biofloc
- Hệ thống biofloc trong nuôi tôm: Đánh giá toàn diện tiềm năng và hạn chế
- Benchmark: Chuyển nhượng mảng kinh doanh di truyền cho Novo Holdings
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
- Bột trứng: Nguồn protein tiềm năng trong nuôi tôm
- Ninh Thuận: Mục tiêu sản xuất 50 tỷ tôm giống vào năm 2025
- Ảnh hưởng của 25-Hydroxyvitamin D3 trong khẩu ăn lên tăng trưởng, chuyển hóa canxi-phospho và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus Vannamei nuôi ở độ mặn thấp
- Ngành tôm miền Bắc: Tôm khó nuôi, người cạn vốn
- Chế độ ăn cho tôm đực: Thức ăn tươi và thức ăn công thức
Tin mới nhất
T3,03/12/2024
- Tầm quan trọng của bóng mát trong nuôi tôm biofloc
- Hệ thống biofloc trong nuôi tôm: Đánh giá toàn diện tiềm năng và hạn chế
- Benchmark: Chuyển nhượng mảng kinh doanh di truyền cho Novo Holdings
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
- Bột trứng: Nguồn protein tiềm năng trong nuôi tôm
- Ninh Thuận: Mục tiêu sản xuất 50 tỷ tôm giống vào năm 2025
- Ảnh hưởng của 25-Hydroxyvitamin D3 trong khẩu ăn lên tăng trưởng, chuyển hóa canxi-phospho và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus Vannamei nuôi ở độ mặn thấp
- Ngành tôm miền Bắc: Tôm khó nuôi, người cạn vốn
- Chế độ ăn cho tôm đực: Thức ăn tươi và thức ăn công thức
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt