Hiện nay, Bạc Liêu đang bước vào vụ nuôi tôm mới, vì vậy nhu cầu con giống là rất lớn. Lợi dụng thời điểm này, các cơ sở sản xuất tôm giống ngoài tỉnh đã vận chuyển con giống chưa qua kiểm dịch về Bạc Liêu để tiêu thụ. Nhằm ngăn chặn tình trạng trên, Thanh tra Sở NN&PTNT và đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức ra quân kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử phạt hành chính, tịch thu và tiêu hủy toàn bộ số tôm giống chưa qua kiểm dịch.
Lực lượng chức năng kiểm tra xe vận chuyển tôm giống nhập tỉnh trên tuyến Quốc lộ 1A.
NHIỀU LÔ TÔM GIỐNG NHẬP TỈNH CHƯA QUA KIỂM DỊCH
Khoảng 0 giờ trở về sáng là thời điểm các phương tiện ngoài tỉnh vận chuyển tôm giống tập kết vào chợ tôm ở TX. Giá Rai rồi phân ra, chuyển đi các vùng nông thôn trong tỉnh để tiêu thụ. Điều đáng nói, số lượng lớn tôm giống được vận chuyển vào tỉnh không đảm bảo chất lượng. Mới đây, Thanh tra Sở NN&PTNT và đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh đã phát hiện và xử lý một phương tiện vận chuyển tôm giống chưa qua kiểm dịch vào địa bàn tỉnh. Cụ thể, xe mang biển kiểm soát 85C-042.87 do tài xế Thái Duy Quang điều khiển, vận chuyển 2 lô tôm giống với 1,2 triệu con từ tỉnh Ninh Thuận vào Bạc Liêu để tiêu thụ nhưng không có nhãn mác, xuất xứ hàng hóa, hoặc có nhãn mác của cơ sở tôm giống nhưng lại không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Lực lượng chức năng đã lập biển bản và phạt hành chính 7 triệu đồng; hình thức khắc phục hậu quả là tịch thu, tiêu hủy toàn bộ số tôm post giống theo quy định.
Thanh tra Sở NN&PTNT lập biên bản xử phạt các phương tiện vận chuyển tôm giống vào tỉnh không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Chỉ tính riêng trong hai tuần cuối tháng 6/2020, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh đã phát hiện, xử lý 5 xe vận chuyển tôm giống vào tỉnh, tổng cộng có 6 lô tôm giống với gần 2,1 triệu con không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Toàn bộ số tôm giống này buộc phải tiêu hủy vì vi phạm Nghị định số 04 của Chính phủ.
Tôm giống chưa qua kiểm dịch thường mang các mầm bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong khi đó, ngành chức năng địa phương chưa có các thiết bị để xét nghiệm chất lượng tôm nhập tỉnh. Do vậy, mạnh tay xử lý, buộc tiêu hủy tôm giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch nhập vào tỉnh là việc làm cần thiết, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi tôm.
Tiêu hủy tôm giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch nhập tỉnh
XỬ LÝ NGHIÊM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÔM GIỐNG
Nghị định số 04 của Chính phủ đã có hiệu lực từ ngày 18/2/2020. Điểm mới của nghị định này là bên cạnh việc phạt tiền, sẽ tịch thu và tiêu hủy bắt buộc đối với số lô tôm giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch, thay vì buộc kiểm dịch lại như các quy định trước đây. Tuy nhiên, vấn đề khó trong công tác kiểm tra tôm giống chưa kiểm dịch nhập tỉnh là sau khi có một xe vi phạm bị xử lý, thì các đối tượng thông tin cho nhau để các xe còn lại tạm dừng di chuyển, hay rẽ sang tuyến đường khác, hoặc chuyển hàng sang các phương tiện không dùng chuyên chở tôm giống hòng qua mặt lực lượng kiểm tra.
Khẳng định sẽ quyết liệt hơn trong công tác kiểm tra để nâng cao chất lượng tôm giống trong thời gian tới, ông Hà Văn Buôl – Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT, cho biết: “Thường bước vào mùa vụ thả tôm, các phương tiện vận chuyển tôm giống từ các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa vào tiêu thụ ở Bạc Liêu và Cà Mau. Trong đó có rất nhiều phương tiện vận chuyển tôm giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Tỉnh sẽ cương quyết xử phạt hành chính mỗi trường hợp từ 6 – 8 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả là tiêu hủy toàn bộ số tôm giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch”.
Bạc Liêu là tỉnh đầu tiên của khu vực ĐBSCL thực hiện việc tịch thu và tiêu hủy toàn bộ tôm giống nhập tỉnh không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Việc làm này đã góp phần nâng cao chất lượng tôm giống, giảm thiệt hại và rủi ro cho người nuôi tôm.
Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho rằng: Trong sản xuất nông nghiệp, khâu giống là cực kỳ quan trọng. Vụ mùa có thành công hay không, khâu giống quyết định đến 40 – 50%. Ngành Nông nghiệp là trụ đỡ cho phát triển kinh tế của tỉnh, do vậy phải quản lý chặt chẽ khâu giống, nhất là chất lượng tôm giống. Tổng cục Thủy sản chọn Bạc Liêu làm điểm chỉ đạo trong việc xử lý tịch thu và tiêu hủy tôm giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Theo đó, tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và mở các đợt kiểm tra, nếu phát hiện các lô giống nhập tỉnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không giấy kiểm dịch là tiêu hủy. Đây là đòn bẩy để ngành Nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Nguồn tin: Báo Bạc Liêu
- Xuất khẩu tôm 2024: Con tôm vẫn giữ vững vị thế
- Ninh Thuận: Sản xuất hơn 44 tỷ con tôm giống năm 2024
- Xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức dưới thời Tổng thống mới
- Việt Nam và Australia: Hợp tác nghiên cứu giám sát chất lượng nước nuôi tôm
- Ngành tôm: Vượt gian khó, ló tương lai
- Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín
- Giá tôm tăng khá giúp tăng lợi nhuận cho nông dân
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024 ở Phú Yên, Giá cả bấp bênh, thu nhập không cao, ngành chức năng khuyến cáo
- Giá tôm sú ổn định, tôm thẻ chân trắng tăng nhẹ
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Xuất khẩu tôm 2024: Con tôm vẫn giữ vững vị thế
- Ninh Thuận: Sản xuất hơn 44 tỷ con tôm giống năm 2024
- Xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức dưới thời Tổng thống mới
- Việt Nam và Australia: Hợp tác nghiên cứu giám sát chất lượng nước nuôi tôm
- Ngành tôm: Vượt gian khó, ló tương lai
- Tín hiệu vui từ nuôi tôm tuần hoàn nước khép kín
- Giá tôm tăng khá giúp tăng lợi nhuận cho nông dân
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024 ở Phú Yên, Giá cả bấp bênh, thu nhập không cao, ngành chức năng khuyến cáo
- Giá tôm sú ổn định, tôm thẻ chân trắng tăng nhẹ
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt