[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Vỏ chanh lên men bằng L. plantarum có tiềm năng làm phụ gia thức ăn chức năng cho tôm thẻ chân trắng. Bổ sung 2% vỏ chanh lên men vào thức ăn giúp tăng cường phản ứng miễn dịch không đặc hiệu và khả năng kháng V. alginolyticus trên tôm.
Bổ sung FLP vào thức ăn lên tới 3% không ảnh hưởng đến tăng trưởng và hình thái ở gan tụy của tôm – Ảnh: ST
Chanh vàng (Citrus lemon) là một loại cây có múi quan trọng với sản lượng ước tính trên toàn thế giới là 20,8 triệu tấn vào năm 2021 (FAO, 2023). Các chất phytochemical chính của vỏ chanh như axit xitric, axit ascorbic, chất xơ, khoáng, chất, flavonoid, carotenoid, limonoid và tinh dầu có thể mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng, các chỉ số miễn dịch không đặc hiệu, hình thái gan tụy và khả năng kháng bệnh của tôm bằng việc bổ sung vỏ chanh lên men vào thức ăn.
Phương pháp nghiên cứu
Vỏ chanh lên men (FLP) được lấy từ một nhà máy nước chanh địa phương (Pingtung, Đài Loan), rửa sạch bằng nước cất, băm nhỏ và điều chỉnh độ pH ở mức 5,5 x 0,1% NaOH, sau đó hấp khử trùng ở nhiệt độ 121oC trong 15 phút. Sử dụng 1mL Lactobacillus plantarum và 99g vỏ chanh ủ đồng thời trong 24 giờ ở nhiệt độ 35°C trong điều kiện yếm khí. Sau khi lên men, vỏ chanh với môi trường được sấy khô ở nhiệt độ 50°C cho đến khi độ ẩm dưới 10%. Thành phần hóa học của FLP gồm: độ ẩm 7,66%; đạm thô 7,31%; lipid 1,39%; và xơ thô 13,55%.
Các khẩu phần ăn được thiết kế theo dạng iso-nitrogen và isolipid để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho tôm thẻ chân trắng. Bốn mức FLP: 0%, 1%, 2% và 3% được đưa vào khẩu phần đối chứng.
Hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (PL 15) sạch bệnh (SPF) được cung cấp bởi Apex Aquaculture Co., Ltd. (Cao Hùng, Đài Loan). Tôm thẻ chân trắng được thích nghi với điều kiện phòng thí nghiệm trong bể nhựa (FRP) 3.500L trong một tháng và được cho ăn thức ăn tôm thương mại. Tôm giai đoạn C (lột xác) được chọn làm thí nghiệm.
Hai thử nghiệm cho ăn được tiến hành. Trong thử nghiệm cho ăn đầu tiên, tổng 240 con tôm có trọng lượng cơ thể 2,37 ± 0,01g được phân bố vào 16 bể FRP (70L) trong hệ thống tuần hoàn. Tất cả các nghiệm thức được thiết lập thành 4 lần lặp lại (4 chế độ ăn × 4 bể). Tôm được cho ăn thức ăn thí nghiệm 4 lần/ngày vào lúc 8h, 12h, 16h và 20h. Tỷ lệ cho ăn được đặt ở mức 6% trọng lượng cơ thể và gần đạt đến mức no rõ ràng. Thức ăn thừa được xiphon sau 1h cho ăn, sau đó sấy khô trong lò quạt nóng ở nhiệt độ 60°C và được ghi lại để tính toán tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong quá trình thử nghiệm cho ăn. Thời gian cho ăn được ấn định là 56 ngày.
Thử nghiệm cho ăn thứ hai được tiến hành để thử nghiệm cảm nhiễm Vibrio alginolyticus cùng lúc với thử nghiệm đầu tiên. Thể trọng tôm và quy trình nuôi tương tự như thử nghiệm cho ăn đầu tiên. Tôm được cho ăn 4 chế độ ăn thử nghiệm trong các nhóm ba lần (15 con mỗi bể). Đối với nhóm trống, 3 bể bổ sung được sử dụng và tôm được thả vào bể và được cho ăn với chế độ ăn đối chứng 0%. Thời gian cho ăn cũng kéo dài trong 56 ngày.
Kết quả nghiên cứu
Hiệu suất tăng trưởng
Trọng lượng cơ thể cuối cùng, tỷ lệ tăng trọng, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ hiệu quả sử dụng protein và tỷ lệ sống không khác biệt đáng kể (p>0,05) ở tất cả các nhóm thử nghiệm (Bảng 1). Nghiên cứu hiện tại nhấn mạnh rằng, hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn có vỏ chanh lên men lên đến 3%.
Mặc dù chức năng tăng cường miễn dịch đã được chứng minh trong các nghiên cứu, cần lưu ý rằng phụ gia thức ăn gây ức chế tăng trưởng ở cá sẽ hạn chế ứng dụng của nó. Nghiên cứu này chứng minh vỏ chanh lên men từ Lactobacillus plantarum có thể được sử dụng làm phụ gia thức ăn lên tới 3% mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến hiệu suất tăng trưởng của tôm. Nó cũng chỉ ra rằng, FLP phù hợp để áp dụng nghiên cứu sâu hơn về các chức năng có lợi đối với tôm thẻ chân trắng.
Bảng 1. Kết quả tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng bổ sung vỏ chanh lên men trong 56 ngày
Thành phần cơ thể
Tôm tiêu thụ thức ăn 1% FLP có độ ẩm toàn cơ thể cao hơn tôm được cho ăn bằng thức ăn 2% FLP. Tôm được cho ăn thức ăn có 2% và 3% FLP cho thấy hàm lượng tro cao hơn tôm được nuôi bằng thức ăn có 1% FLP. Hàm lượng protein thô trong toàn bộ cơ thể cao hơn ở nhóm đối chứng so với tôm cho ăn FLP 1% và 3%. Kết quả cho thấy, hàm lượng protein thô, độ ẩm và tro trong toàn bộ cơ thể có giá trị tương tự nhau: ví dụ, độ ẩm là 74,47%-76,88%, hàm lượng tro là 2,31%-3,17% và hàm lượng protein thô là 18,21%- 19,18%. Ngoài ra, không thu được xu hướng nhất quán hoặc tác dụng phụ thuộc vào liều lượng. Điều này cho thấy việc bổ sung FLP trong thức ăn có thể không ảnh hưởng đến thành phần cơ thể.
Khả năng miễn dịch
Tổng số lượng tế bào máu (THC) cao hơn ở tôm được nuôi với 1% và 2% FLP, trong khi hoạt động của phenoloxidase (PO) cao hơn ở tôm được nuôi với 2% FLP so với nhóm đối chứng (Hình 1). Tôm được cho ăn thức ăn có chứa FLP cho thấy tổng số lượng tế bào máu và hoạt động PO được cải thiện so với nhóm đối chứng, việc sử dụng Lactobacillus plantarum FLP mang lại tác dụng có lợi giúp cải thiện các thông số miễn dịch không đặc hiệu ở tôm thẻ chân trắng. Mặc dù nghiên cứu hiện tại không xác định được chất phytochemical và chất chuyển hóa nào cung cấp các chức năng trong hệ thống miễn dịch của tôm, nhưng chắc chắn nghiên cứu hiện tại chứng minh việc bổ sung FLP cho thấy lợi ích đối với sức khỏe tôm.
Hình 1. Tổng số lượng tế bào máu và hoạt tính phenoloxidase của tôm thẻ chân trắng cho ăn vỏ chanh lên men khác nhau trong 56 ngày
Sau 72 giờ, tất cả tôm ở nhóm đối chứng đều sống sót. Tỷ lệ sống cao hơn ở tôm được cho ăn 2% và 3% FLP so với nhóm đối chứng sau khi cảm nhiễm V. alginolyticus (Hình 2). Các phương pháp điều trị với 2% và 3% FLP mang lại tỷ lệ sống tốt hơn so với tôm ở nhóm đối chứng.
Hình 2. Tỷ lệ sống của tôm cảm nhiễm với Vibrio alginolyticus trong 72h
Vỏ chanh lên men bằng L. plantarum có tiềm năng làm phụ gia thức ăn chức năng cho tôm thẻ chân trắng. Kết quả này rất hữu ích cho việc tái chế việc sử dụng chất thải/sản phẩm phụ nông nghiệp để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Bổ sung FLP lên tới 3% không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hình thái ở gan tụy của tôm. Bổ sung FLP 2% được khuyến nghị đưa vào thức ăn cho tôm để tăng cường phản ứng miễn dịch không đặc hiệu và khả năng kháng V. alginolyticus trong môi trường phòng thí nghiệm được kiểm soát. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm nhiều lợi ích của FLP đối với động vật thủy sản và các thành phần chức năng khác.
Bài viết được dịch trong nghiên cứu của Lee, Y. C., Chang, C. C., Lin, Y. H., & Lin, Y. (2024). Effect of fermented lemon peel as a functional feed additive on growth, non-specific immune responses, and Vibrio alginolyticus resistance in whiteleg shrimp, Litopenaeus vannamei. Aquaculture Reports, 34, 101918
Thu Thủy (Lược dịch)
- L. plantarum li>
- V. alginolyticus li>
- vỏ cam lên men li> ul>
- Israel: Cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR
- IMVN: Hiểu rõ để phòng ngừa và khắc phục
- Ngành tôm miền Bắc: Ảm đạm sau bão lũ
- Vietstock 2024 phiên bản kỷ niệm đặc biệt: Dẫn đầu sáng tạo và hợp tác
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
Tin mới nhất
T6,11/10/2024
- Israel: Cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR
- IMVN: Hiểu rõ để phòng ngừa và khắc phục
- Ngành tôm miền Bắc: Ảm đạm sau bão lũ
- Vietstock 2024 phiên bản kỷ niệm đặc biệt: Dẫn đầu sáng tạo và hợp tác
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt