[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tôm nuôi. Vitamin tham gia vào nhiều quá trình sinh lý, chuyển hóa và miễn dịch, giúp tôm có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm stress, tăng trưởng và chất lượng.
Bổ sung vitamin giúp tôm có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm stress, tăng trưởng và chất lượng (Ảnh: Khoa học Việt Đức)
Vitamin được chia thành hai nhóm chính: Vitamin tan trong chất béo và vitamin tan trong nước. Mỗi nhóm vitamin đều có những vai trò và nhu cầu khác nhau đối với tôm nuôi.
Vitamin tan trong nước
Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B gồm vitamin B1, B2, B6, B12,… đóng vai trò quan trọng trong quá trình sống của động vật thủy sản. Thiếu vitamin nhóm B thường xuất hiện những triệu chứng bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và thiệt hại đáng kể đến hiệu quả sản xuất.
Vitamin B1: Có chức năng là co-enzyme trong biến dưỡng carbohydrate, nó cần thiết cho tôm tăng trưởng và hoạt động sinh sản bình thường. Thức ăn chứa nhiều năng lượng cần bổ sung thêm loại vitamin này. Nhu cầu vitamin B1 ở tôm được đề nghị là 60 mg/kg. Dấu hiệu rõ nhất khi tôm ăn thức ăn thiếu vitamin B1 là sinh trưởng giảm và dấu hiệu này thường xuất hiện sau 8-10 tuần.
Vitamin B2: Co-enzyme cho nhiều phản ứng oxy hóa khử và trao đổi ion. Nhu cầu vitamin B2 khoảng 25 mg/kg cho tôm. Các dấu hiệu thường gặp ở tôm thiếu vitamin B2 là biểu hiện nhạt màu, dễ bị kích thích, có dấu hiệu khác thường trên vỏ.
Vitamin B6: Là co-enzyme cho phản ứng decarboxyl hóa cho các axit amin, nên vitamin B6 liên quan đến sự biến dưỡng protein. Dấu hiệu thiếu vitamin B6 tăng lên khi thức ăn có hàm lượng protein cao. Nhu cầu vitamin B6 ở tôm được đề nghị là 50–60 mg/kg. Các dấu hiệu bệnh lý thường gặp khi tôm ăn thức ăn thiếu vitamin B6 là chậm sinh trưởng và tỷ lệ chết cao.
Vitamin B12: Cần cho quá trình thành thục và phát triển phôi. Đối với tôm, vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp nucleotic, protein, biến dưỡng carbohydrat và chất béo. Nghiên cứu nhu cầu vitamin B12 cho tôm còn rất hạn chế, nhu cầu đối với tôm là 0,2mg/kg thức ăn. Biểu hiện thiếu vitamin B12 chưa thể hiện rõ, biểu hiện thường thấy là giảm sinh trưởng.
Vitamin C
Vitamin C được xác định là rất quan trọng cho động vật thủy sinh, bởi trong hầu hết các động vật khác có khả năng tổng hợp vitamin C từ glucuronic axit thì cá và giáp xác lại thiếu enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp (Dabrowki, 1990). Chính vì thế, vitamin C của động vật thủy sản được hấp thu chủ yếu từ thức ăn.
Vitamin C có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bởi việc tạo thành collagen (chất tăng cường các phản ứng miễn dịch và sức đề kháng bệnh của tôm cá), tổng hợp corticosteroids (chất có liên quan đến khả năng chịu đựng của tôm cá). Thức ăn có hàm lượng vitamin C cao có lợi ích cho việc giảm sốc của cá (Hardie & cs., 1991). Vitamin C giúp cho sắt (Fe) được hấp thụ tốt, do đó ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu (Nguyễn Duy Giảng, 2006).
Thức ăn thiếu vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như bệnh chết đen ở tôm. Ở giai đoạn ấu trùng tôm cần nhiều vitamin C hơn giai đoạn trưởng thành, nó không những làm gia tăng tốc độ sinh trưởng mà còn làm tăng sức đề kháng của ấu trùng.
Vitamin tan trong chất béo
Nhóm vitamin tan trong chất béo gồm vitamin A, D, E, và K. Nhóm này được hấp thu qua ruột cùng với chất béo trong thức ăn. Nhóm vitamin này sẽ tích lũy trong cơ thể khi được cung cấp vượt quá nhu cầu. Vì vậy, nhu cầu về nhóm vitamin này rất biến động và phụ thuộc vào lượng vitamin được tích lũy trước đó trong cơ thể tôm nuôi.
Vitamin A
Vitamin A có hai dạng là vitamin A1 (retinol) được tìm thấy ở động vật hữu nhũ và động vật biển, vitamin A2 (3-dehydroretinol còn được gọi là retinol 2) được tìm thấy ở cá nước ngọt (Lehninger, 1975). Vitamin A cần thiết cho mắt, vận chuyển Ca qua mang tế bào, thành thục và phát triển phôi. Hàm lượng vitamin A được đề nghị cho tôm là 5.000 UI/kg thức ăn.
Vitamin D
Vitamin D có hai dạng là Vitamin D2 (engocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và hấp thu Ca và P. Khi bổ sung thiếu hoặc thừa vitamin D đều làm ảnh hưởng đến tôm.
Hàm lượng vitamin D cần bổ sung cho tôm được đề nghị là 2.000 UI/kg thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Dấu hiệu khi thiếu vitamin D ở tôm là sinh trưởng và hàm lượng khoáng trong cơ thể giảm.
Vitamin E
Vitamin E có một số dạng khác nhau, trong đó dạng α – tocophenol có chứa hàm lượng vitamin E hoạt tính cao nhất. Một trong những chức năng sinh học của vitamin E là ngăn cản quá trình oxy hóa chất béo cao phân tử không no (HUFA) của lipid trong màng tế bào sinh học. Vitamin E có vai trò trong quá trình tổng hợp và hoạt động của các hormone sinh dục. Nhu cầu vitamin tăng khi hàm lượng PUFA trong thức ăn cao. Nhu cầu vitamin E ở tôm là 100 mg/kg thức ăn. Đối với tôm biển, sức sinh sản và tỷ lệ nở giảm khi thức ăn được cung cấp thêm HUFA nhưng thiếu vitamin E. Mức đề nghị cho tôm biển ở giai đoạn nuôi vỗ là 600 mg/kg thức ăn.
Vitamin K
Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu ở động vật và cả ở cá. Dạng vitamin K được sử dụng tốt cho tôm cá là vitamin K3. Nhu cầu vitamin K ở tôm được đề nghị là 5 mg/kg. Ở một số loài tôm khi cho ăn thiếu vitamin K thì sinh trưởng của tôm giảm.
Cách bổ sung vitamin cho tôm
Có nhiều cách bổ sung vitamin cho tôm, cá, nhưng phổ biến nhất là trộn vào thức ăn hoặc hòa vào nước rồi bón xuống ao. Cách bổ sung vitamin phụ thuộc vào loại vitamin, giai đoạn phát triển, tình trạng sức khỏe và môi trường nuôi của tôm.
Trộn vitamin vào thức ăn: Đây là cách bổ sung vitamin cho tôm hiệu quả nhất, vì tôm sẽ hấp thu trực tiếp vitamin qua đường tiêu hóa. Nên chọn các loại vitamin có dạng bột, hòa tan với nước sạch rồi trộn đều vào thức ăn. Để vitamin thấm vào thức ăn, người nuôi nên để thức ăn ẩm khoảng 20-30 phút trước khi cho tôm ăn. Sử dụng các chất kết dính như dầu gan mực, dopa fish để tăng độ bám dính của vitamin lên thức ăn, giúp tôm hấp thụ tốt hơn.
Hòa vitamin vào nước: Đây là cách bổ sung vitamin cho tôm phù hợp khi tôm bị bệnh, stress, hoặc khi môi trường nuôi có nhiều yếu tố bất lợi. Người nuôi nên chọn các loại vitamin có dạng nước, hòa tan với nước sạch rồi bón xuống ao. Lượng vitamin bón phải phù hợp với diện tích, độ sâu, mật độ và nhu cầu của tôm. Nên bón vitamin vào buổi sáng hoặc chiều, khi nhiệt độ nước thấp và ánh sáng yếu, để giảm thiểu sự phân hủy của vitamin do ánh sáng mặt trời.
Trong quá trình nuôi, vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tăng cường hiệu suất nuôi tôm. Vì vậy, việc chọn lựa kỹ lưỡng thức ăn và phụ gia cung cấp vitamin là chìa khóa để đạt được kết quả tốt nhất.
Bảo Châu (Tổng hợp)
- Israel: Cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR
- IMVN: Hiểu rõ để phòng ngừa và khắc phục
- Ngành tôm miền Bắc: Ảm đạm sau bão lũ
- Vietstock 2024 phiên bản kỷ niệm đặc biệt: Dẫn đầu sáng tạo và hợp tác
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
Tin mới nhất
T7,12/10/2024
- Israel: Cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR
- IMVN: Hiểu rõ để phòng ngừa và khắc phục
- Ngành tôm miền Bắc: Ảm đạm sau bão lũ
- Vietstock 2024 phiên bản kỷ niệm đặc biệt: Dẫn đầu sáng tạo và hợp tác
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt