[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Vi khuẩn tía quang hợp là nhóm hữu ích nhất để cải thiện chất lượng nước nuôi trồng thủy sản đặc biệt là ao nuôi tôm. Giải pháp này vừa thân thiện với môi trường, vừa có thể xử lý được các chất hữu cơ dư thừa như sulfide, amoni…
Quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp dạng lỏng sệt
Vi khuẩn tía quang hợp (VKTQH) thuộc nhóm vi khuẩn thủy sinh có khả năng sinh trưởng trong điều kiện kỵ khí bằng cách quang hợp nhưng không thải oxy như những đối tượng quang dưỡng khác. Nhóm VKTQH thường có màu hồng đến đỏ tía, sắc tố quang hợp chính là bacteriochlorophyll (Bchl), nguồn cho điện tử trong quá trình quang hợp không phải là nước mà là các hợp chất khác nhau như hydro, các acid hữu cơ đơn giản, lưu huỳnh, hydro sulfide, thiosulfide và các hợp chất khử của lưu huỳnh.
Ngoài khả năng xử lý sulfide và các hợp chất hữu cơ, VKTQH còn có vai trò tăng số lượng phù du, tăng cường chuỗi thức ăn và tăng giá trị dinh dưỡng của vật nuôi. Chúng được coi là vi khuẩn có lợi vì tế bào có chứa hàm lượng cao protein, các acid amin thiết yếu, các vitamin B12, ubiquinone và carotenoid. Do đó, VKTQH cũng có tiềm năng lớn để làm thức ăn tươi sống trong nuôi trồng thủy sản.
Tại Việt Nam, hiện nay Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có chế phẩm VKTQH dạng dịch để ứng dụng trong xử lý sulfide, các hợp chất hữu cơ trong ao nuôi thủy sản và chế phẩm làm thức ăn tươi sống cho con giống động vật biển hai mảnh vỏ. Tuy nhiên, chế phẩm VKTQH ở dạng dịch sản xuất tại Viện Công nghệ sinh học gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển và phân phối tới các vùng nuôi trồng trong cả nước.
Xuất phát từ lý do đó, sau 1 năm thực hiện đề tài khởi nghiệp cấp Viện Công nghệ sinh học “Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm dạng lỏng sệt có khả năng xử lý sulfide trong ao nuôi tôm từ vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh”, tạo chế phẩm dạng lỏng sệt có khả năng xử lý sulfide và các hợp chất hữu cơ trong ao nuôi tôm cho kết quả khả quan.
Sau 3 năm thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã tạo được chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp dạng lỏng sệt có mật độ cao gấp 100 lần so với chế phẩm dạng dịch. Hiện có 2 loại chế phẩm VKTQH lỏng sệt đã được thử nghiệm thành công tại quy mô trang trại đó là:
– Thử nghiệm sử dụng chế phẩm VKTQH dạng lỏng sệt làm thức ăn cho ấu trùng ngao và ngao giống ở quy mô 1.000 m2 ao lặp lại 3 đợt thí nghiệm cho tỷ lệ sống cao, tương đương với khi cho ăn bằng tảo và thức ăn công nghiệp.
– Thử nghiệm sử dụng chế phẩm VKTQH dạng lỏng sệt xử lý nước ao nuôi tôm ở quy mô 1.000 m2/ao cho thấy chất lượng nước nuôi tôm tốt, tôm phát triển khỏe mạnh không nhiễm bệnh và hoàn toàn thay thế được chế phẩm VKTQH dạng dịch.
Chế phẩm được đóng chai hoặc gói 1kg dễ dàng vận chuyển và thương mại hóa, chế phẩm bảo quản được trong 6 – 12 tháng ở điều kiện nhiệt độ phòng.
Vũ Đại (Theo Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam)
- cải thiện chất lượng nước li>
- Vi khuẩn tía quang hợp li> ul>
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
Tin mới nhất
T5,10/10/2024
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt