Thông tin từ Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương), Ả rập Xê út cho phép 12 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu trở lại mặt hàng thủy sản vào thị trường này.
Ngày 8/9/2020, Đại sứ quán Ả rập Xê út tại Việt Nam có công hàm gửi các cơ quan chức năng phía Việt Nam thông báo ý kiến của Tổng cục Thực phẩm và Dược phẩm Ả rập Xê út (SFDA) cho phép 12 doanh nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu trở lại một số mặt hàng thủy sản đánh bắt vào thị trường Ả rập Xê út.
Như vậy, sau hơn 2 năm với sự nỗ lực phối hợp giữa Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ả rập Xê út trong việc thúc đẩy, vận động các cơ quan có liên quan phía Ả rập Xê út, SFDA đã bước đầu cho phép một số doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thủy sản đánh bắt vào Ả rập Xê út.
Để có được kết quả này, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc khắc phục hạn chế, tồn tại và hoàn thiện hồ sơ tự đánh giá để gửi phía Ả rập Xê út.
Theo Vụ Thị trường châu Á, châu Phi, đây một tín hiệu đáng mừng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, mở ra hướng đi mới cho đầu ra của ngành thủy sản trong nước, nhất là trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang nhiều thị trường gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
“Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan làm việc, thúc đẩy SFDA bổ sung thêm các doanh nghiệp Việt Nam khác được phép xuất khẩu thủy sản trở lại vào thị trường Ả rập Xê út, tiến tới gỡ bỏ hoàn toàn lệnh tạm ngừng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam” – Vụ Thị trường châu Á, châu Phi cho biết.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng cần lưu ý, Ả rập Xê út là thị trường có yêu cầu, đòi hỏi cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là thị trường có vai trò đầu tàu tại khu vực Trung Đông, do đó các động thái chính sách của Ả rập Xê út có thể tạo ảnh hưởng đến các thị trường khác trong khu vực. Vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản cần rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát môi trường nuôi trồng, sản xuất tại các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út, tránh để ảnh hưởng đến quá trình đánh giá hồ sơ của SFDA đối với các doanh nghiệp khác. Việc này cũng góp phần hạn chế khả năng phía Ả rập Xê út xem xét áp dụng lại lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm thủy sản từ Việt Nam trong tương lai.
Kể từ tháng 1/2018, Ả rập Xê út áp dụng lệnh tạm ngừng nhập khẩu thủy sản có xuất xứ từ Việt Nam sau khi đoàn thanh tra thực tế của SFDA đến Việt Nam làm việc và kết luận một số cơ sở sản xuất, chế biến tôm và cá tra của Việt Nam không đảm bảo được các yêu cầu về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh.
- xuất khẩu thủy sản li> ul>
- Xuất khẩu thủy sản tăng khả quan trước thách thức từ thị trường
- Hai vấn đề lớn của của ngành tôm xuất khẩu
- Thuỷ sản Minh Phú (MPC) sẽ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc
- “Vua tôm” Minh Phú hướng về thị trường nội địa: Thất thế tại Mỹ trước tôm Ấn Độ và Ecuador khi giá thành cao hơn 30%, thậm chí gấp đôi
- VASEP: Đề xuất gỡ vướng cho doanh nghiệp thủy sản
- Dự báo nào cho xuất khẩu tôm tại 5 thị trường lớn?
- Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam quý I/2024
- Vượt Hoa Kỳ, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam
- Bạc Liêu: Lọt top 5 tỉnh dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm
- Mỹ: Thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam
Tin mới nhất
T5,15/05/2025
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
Các ấn phẩm đã xuất bản
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân