Do chủ quan
Hơn một tháng sau sự cố gần 37 tấn cá chết hàng loạt, những hộ dân ở thôn Hòa Phong bị thiệt hại nặng đang dần trở lại sản xuất bình thường. Mất mát này là bài học đắt giá trong việc phát triển ồ ạt, thiếu kiểm soát khi khai thác thế mạnh tại địa phương.

Ao nuôi trồng thủy sản ở thôn Hòa Phong
Thôn Hòa Phong có hơn 100 hộ dân, quần tụ thành hai cụm dân cư ở Xóm Dừa và Hòa Phong, nằm dọc theo sông Đại Giang, tách biệt với xóm làng đông đúc của xã Thủy Tân bằng một cánh đồng. Tận dụng mặt sông Đại Giang, nhiều năm nay, người dân Hòa Phong vừa làm nghề đánh bắt vừa thả nuôi cá lồng, mỗi năm khoảng 150 – 200 lồng.
Hai năm trở lại đây, sau khi phát hiện giống cá mè trắng dễ nuôi, vốn đầu tư ít do đối tượng chủ yếu ăn các chất phù du trong nước, lợi nhuận cao nên việc nuôi cá lồng được bà con phát triển mạnh lên đến 540 lồng.

Tận dụng mặt nước sông Đại Giang để nuôi thả cá lồng
Sự cố cá chết xảy ra với người dân Hòa Phong từ đầu tháng 9 với 3 tấn cá trong 47 lồng của 8 hộ. Sau sự cố, người dân được xã và các ban ngành hỗ trợ hướng dẫn các biện pháp xử lý, như: giảm mật độ nuôi trong lồng, giãn khoảng cách lồng, xử lý môi trường nước tầng đáy, cải thiện chỉ số oxy trong nước… Nhưng phần do kinh tế khó khăn, phần do bà con chủ quan cá sẽ không tiếp tục chết nên những biện pháp trên vẫn không được triển khai thực hiện. Hậu quả, từ 29/9 đến 3/10, gần 37 tấn cá trong 344 lồng nuôi bị chết, 60 hộ dân bị thiệt hại kinh tế trực tiếp với tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng. Nguyên nhân cá chết được cơ quan chức năng xác định là do ngạt.
Bà Lương Thị Nha, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Tân, nói: “Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế cá nước ngọt, xã thường xuyên phối hợp với các ban ngành để hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng. Tuy nhiên, phần vì mực nước trên sông tại thời điểm đó quá thấp, phần vì mật độ nuôi quá dày nên cả người dân lẫn chính quyền địa phương chưa lường hết được tình hình.
Chủ động kiểm soát
“Chúng tôi có kiểm tra một số địa phương về công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS). Thị xã Hương Thủy có triển khai công tác này nhưng vẫn còn chậm và thiếu quyết liệt nên sự cố đáng tiếc đã xảy ra. Theo tôi, có thể sẽ rất khó và mất thời gian, nhưng Hương Thủy cần phải đôn đốc và có kiểm tra công tác sắp xếp đúng quy chuẩn hệ thống lồng cá ở những khu vực nuôi. Đồng thời, kiểm soát tốt hơn nữa công tác đăng ký và giám sát hoạt động nuôi trồng của người dân, hạn chế tình trạng phát triển tự phát”, bà Thu Hồng nhấn mạnh.
Ở thị xã Hương Thủy, các khu vực được người dân tận dụng diện tích mặt nước để nuôi cá lồng, bè chủ yếu ở sông Đại Giang (xã Thủy Tân), hồ thủy lợi Khe Lời (xã Thủy Phù), sông Cùng (xã Thủy Vân) và sông Hương (xã Thủy Bằng). Trong đó, Thủy Tân là vùng được tập trung nuôi cá lồng nhiều nhất.
Giải pháp hỗ trợ người dân Thủy Tân sau sự cố cá chết, cũng như để hạn chế rủi ro trong hoạt động NTTS, ông Dương Văn Chính, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy, cho biết: Sau việc này, người dân đã thấy được hậu quả của việc phát triển quá nhanh và bố trí quá dày các lồng nuôi. Trước mắt, chúng tôi sẽ kiến nghị hỗ trợ bà con nguồn cá giống khi bắt đầu vụ nuôi mới, đồng thời tổ chức tập huấn kỹ hơn các quy định, quy trình nuôi cho người dân.
Đồng Văn
Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế
- kỹ thuật nuôi trồng li>
- nuôi cá lồng li>
- nuôi trồng thủy sản li> ul>
- Khởi đầu vững chắc: Dinh dưỡng giai đoạn sớm đóng vai trò then chốt trong nuôi trồng thủy sản
- Progressus Agrischool: Khóa học về dinh dưỡng thủy sản 2025
- Ngành tôm Việt Nam: Cần “xanh hóa” để có “giấy thông hành”
- Mô hình nuôi cá trắm đen Thăng Long: Tối ưu chi phí – tối đa hiệu quả
- Người nuôi tôm Hà Tĩnh chủ động ứng phó khi thời tiết bất lợi
- Nông dân Sóc Trăng làm giàu bền vững từ liên kết nuôi trồng thủy sản
- Nâng tầm chất lượng và tối ưu thức ăn thủy hải sản
- Giá tôm thẻ chân trắng giảm hơn 50 ngàn đồng/kg
- Sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng đang thực hiện một đề án quan trọng liên quan đến con tôm
- Tôm Ecuador chèn ép dữ dội, doanh nghiệp Việt tìm “cửa” mới
Tin mới nhất
T3,24/06/2025
- Khởi đầu vững chắc: Dinh dưỡng giai đoạn sớm đóng vai trò then chốt trong nuôi trồng thủy sản
- Progressus Agrischool: Khóa học về dinh dưỡng thủy sản 2025
- Ngành tôm Việt Nam: Cần “xanh hóa” để có “giấy thông hành”
- Mô hình nuôi cá trắm đen Thăng Long: Tối ưu chi phí – tối đa hiệu quả
- Người nuôi tôm Hà Tĩnh chủ động ứng phó khi thời tiết bất lợi
- Nông dân Sóc Trăng làm giàu bền vững từ liên kết nuôi trồng thủy sản
- Nâng tầm chất lượng và tối ưu thức ăn thủy hải sản
- Giá tôm thẻ chân trắng giảm hơn 50 ngàn đồng/kg
- Sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng đang thực hiện một đề án quan trọng liên quan đến con tôm
- Tôm Ecuador chèn ép dữ dội, doanh nghiệp Việt tìm “cửa” mới
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân