Cục Thú y khẳng định thông tin danh mục hàng thủy sản nhập khẩu phải kiểm dịch ngày càng mở rộng hơn, làm tăng diện hàng hóa phải kiểm tra và gây khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản là không chính xác.
Doanh nghiệp thủy sản “than” khó
Những điều khoản kiểm dịch của Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT được cho là “làm khó” và gây không ít vướng mắc cho các doanh nghiệp thủy sản khi nhập khẩu các sản phẩm chế biến chín, sản phẩm đã đóng gói… suốt 3 tháng nay.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong giai đoạn từ năm 2014-2021, mỗi năm Chính phủ đều ban hành một Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực, trong đó nội dung về cắt giảm thực chất một số mặt hàng thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành luôn được nhấn mạnh và nhắc lại.
Lãnh đạo của VASEP cho biết, suốt 3 tháng đầu năm nay các doanh nghiệp thủy sản trong ngành đã gặp vướng mắc bởi việc kiểm dịch hầu hết sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ đông lạnh cho tới chế biến sâu. VASEP cho rằng đây là biện pháp kiểm soát quá mức, không cần thiết. (Ảnh minh họa: SaoTa)
Cụ thể, theo quy định của Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT, sau đó được thay thế bởi Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT và Thông tư 26 sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư 11/2019/TT-BNNPTNT, thì cả sản phẩm thủy sản chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa sản phẩm động vật (hàng khô, đồ hộp…) đều thuộc danh mục kiểm dịch theo Luật Thú y. Khi áp dụng các thông tư này khiến việc kiểm soát dịch bệnh cho thủy sản và kiểm tra an toàn thực phẩm (là sản phẩm thực phẩm dùng cho người) đang khiến cho danh mục hàng hóa phải kiểm dịch một cách không cần thiết ngày càng dài ra.
Liên quan đến những sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh, thực tế ở các nước trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada… hầu hết chỉ kiểm tra theo quy định chỉ tiêu về an toàn thực phẩm với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh. Nhiều nước yêu cầu nước xuất khẩu kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm (thực phẩm dành cho người) và cấp chứng thư sức khỏe cho các lô hàng thủy sản chế biến xuất khẩu sang nước họ, chứ không yêu cầy phải kiểm dịch với hàng thủy sản đông lạnh hoặc chế biến, đóng bao bì kín.
Bộ NN&PTNT đã đơn giản hóa nhiều thủ tục
Trong những năm vừa qua, thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ, Cục Thú y đã tham mưu Bộ NN-PTNT ban hành nhiều văn bản về công tác kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh thuộc chức năng nhiệm vụ được giao.
Theo đó, về lĩnh vực kiểm dịch thủy sản cũng đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cụ thể: Ngày 25/12/2018 Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN-PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
Danh mục đối tượng thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản được Bộ NN-PTNT áp mã HS (8 số) và đã được cắt giảm nhiều so với trước đây, cụ thể: Đã cắt giảm 160 mã hàng hóa/tổng số 450 mã hàng hóa so với trước đây (được cắt giảm 36%). Không kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật thủy sản đã chế biến chín, đóng bao kín khí, sử dụng để ăn ngay.
Đối với tần suất lấy mẫu, việc kiểm dịch, lấy mẫu kiểm tra theo nguyên tắc phân loại sản phẩm, trên cơ sở mức độ nguy cơ rủi ro đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu; theo đó, đối với sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ thấp (đã qua chế biến) cứ 5 lô hàng thì lấy mẫu 1 lô hàng để kiểm tra (được cắt giảm 80% số lô hàng phải lấy mẫu kiểm tra); đối với sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ cao (sản phẩm ở dạng sơ chế, tươi sống, đông lạnh, ướp lạnh) thực hiện lấy mẫu của 3 lô hàng liên tiếp, nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu sẽ áp dụng tần suất 5 lô hàng lấy mẫu của 1 lô hàng để kiểm tra (đã cắt giảm 80% số lô hàng phải lấy mẫu) và không thực hiện việc kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản đã chế biến chín, đóng bao bì kín khí, có nhãn mác theo quy định và sử dụng để ăn ngay.
Trong khi đó, về chỉ tiêu kiểm tra, Bộ NN-PTNT đã cắt giảm chỉ tiêu kiểm tra, xét nghiệm so với trước đây theo từng nhóm sản phẩm động vật thủy sản, cụ thể: Đối với nhóm sản phẩm thủy sản tươi sống/đông lạnh/ướp lạnh đã cắt giảm 2/6 chỉ tiêu kiểm tra (được cắt giảm 33,33%); đối với nhóm sản phẩm thủy sản sơ chế đã cắt giảm 3/7 chỉ tiêu kiểm tra (được cắt giảm 42,85 %); đối với nhóm sản phẩm thủy sản chế biến đã cắt giảm 4/8 chỉ tiêu kiểm tra (được cắt giảm 50%).
Cục Thú y cho biết thêm, hiện nay, Cục đang được Bộ giao phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN-PTNT rà soát Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT và khẳng định không có chuyện mở rộng “danh mục hàng thủy sản” phải kiểm dịch như một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin.
Như vậy, trong thời gian vừa qua, công tác kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu đã cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, theo đó đã cắt giảm nhiều thời gian, chi phí,… cho các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản.
Phạm Huệ (Tổng hợp)
- kiểm dịch li>
- nguyên liệu ngành thủy sản li>
- nhập khẩu li> ul>
- TAURINE: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân chính gây giảm năng suất tôm
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Oxy sinh học và oxy hóa học: Sự khác biệt về nhu cầu
- Công nghệ thông minh AIoT: Cơ hội chuyển mình cho ngành thủy sản
- Di truyền tôm thẻ chân trắng: Xu hướng hiện tại và tương lai
- TPD trên tôm: Những hiểu biết trong chẩn đoán và phòng bệnh
Tin mới nhất
T7,29/03/2025
- TAURINE: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân chính gây giảm năng suất tôm
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Oxy sinh học và oxy hóa học: Sự khác biệt về nhu cầu
- Công nghệ thông minh AIoT: Cơ hội chuyển mình cho ngành thủy sản
- Di truyền tôm thẻ chân trắng: Xu hướng hiện tại và tương lai
- TPD trên tôm: Những hiểu biết trong chẩn đoán và phòng bệnh
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống