Bên cạnh một số hộ dân đã tiếp cận được phương thức nuôi tôm an toàn, hiện nhiều người vẫn thiếu kiến thức.
“Không dùng thuốc tôm không to”
Những năm trước, tại những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở các địa phương ven biển, tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh cho tôm tràn lan, phổ biến đến mức cơ quan chức năng khó kiểm soát. Tình trạng này hiện có thuyên giảm, nhưng chỉ những lúc thuận trời, tôm không xảy ra dịch bệnh. Và chỉ những người nuôi “rủng rỉnh” nguồn vốn mới hướng đến việc áp dụng công nghệ an toàn sinh học vào hồ nuôi.
Hồ nuôi của anh Hồ Văn Lưỡng tại vùng nuôi xã Phong Hải, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) đang vào giai đoạn thu hoạch. Tôm đã đạt cỡ 40-50 con/kg nhưng vì giá thấp nên anh quyết định chờ. Vụ này, thuận trời, tôm phát triển tốt nên dự báo sản lượng sẽ rất cao. Hỏi chuyện có sử dụng thuốc kháng sinh hay không, anh khoe: “Vụ ni, tôm của tui không xảy ra dịch bệnh nên không sử dụng kháng sinh”.
Theo nhiều người nuôi, xét về chuyên môn, khi tôm đã đạt trọng lượng, kích cỡ như hộ anh Lưỡng thì tôm khó xảy ra dịch bệnh và không sử dụng kháng sinh là điều đương nhiên. Người nuôi cũng tiết lộ, giai đoạn bắt đầu thả giống đến khoảng 20 ngày tuổi, việc sử dụng kháng sinh là điều phải làm nếu không muốn tôm còi cọc, dịch bệnh xảy ra.
Người nuôi tôm xã Phong Hải dùng rớ kiểm tra kích cỡ tôm
Đến trại tôm của anh N.V.H (xã Phong Hải, huyện Phong Điền), sau một hồi lưỡng lự, anh H. cũng giới thiệu cho tôi một số loại muối khoáng, thuốc kháng sinh, trị bệnh trên tôm mà anh đã sử dụng trong giai đoạn tôm mới xuống giống như, cefotaxime, cavarol, biotical…. “Không có thuốc thì tôm không thể to được, tùy theo kích cỡ tôm mà sử dụng thuốc phù hợp. Khi dịch bệnh xảy ra phải tăng liều lượng thuốc, thậm chí phải mua thuốc tây trị bệnh cho người để trị cho tôm”, anh H. nói.
Ngoài các loại thuốc tây, trong quy trình nuôi tôm của người dân ven biển, thuốc nam được họ sử dụng khá phổ biến. “Lá cây chó đẻ, rể cây cà gai leo dùng trị bệnh gan và đường ruột. Ngoài ra còn có lá tam thất (cây cộng sản) để trị bệnh. Thông thường, tụi tui thường chuần bị những loại lá cây này ngay từ đầu vụ. Để dễ bảo quản thì thường mua lá cây khô. Khi sử dụng lá nấu lên, lấy nước cốt rồi trộn vào thức ăn của tôm”, anh H. tiết lộ.
Khảo sát tại các vùng nuôi tôm ven biển, không chỉ trại nuôi của anh H. mà nhiều hộ nuôi tôm trên cát tại vùng Ngũ Điền (huyện Phong Điền) vẫn còn sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tây và thuốc nam. “Khi tôm xảy ra dịch bệnh, chủ hồ thường lúng túng, họ tìm mọi cách để trị, trong đó có cả việc dùng thuốc tây cho người như, Teraxinlin, Becberin…Với người huôi tôm dường như không thể không dùng kháng sinh và thuốc”, anh N.T., một người nuôi tôm thuê cho chủ ở Phong Điền nói.
Người dân vùng Ngũ Điền (huyện Phong Điền) thu hoạch tôm thẻ chân trắng
Thay đổi tư duy để con tôm vươn xa
Nuôi tôm trên cát luôn đòi hỏi chi phí đầu tư cao, chỉ một sơ suất nhỏ, người nuôi lỗ hàng trăm triệu đồng. Do vậy, cơ quan chức năng thường khuyến cáo ngươi dân cần nuôi tôm theo phương pháp an toàn, song chính tư duy sản xuất của người dân khiến cách nuôi chưa thể thay đổi.
Ông Hồ Đăng Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản tỉnh cho rằng, so với trước đây, tình trạng sử dụng kháng sinh và các loại tân dược đã giảm nhưng vẫn còn tình trạng người dân lén lút sử dụng. “Với người nuôi tôm, họ đầu tư số tiền rất lớn nên khi xảy ra dịch bệnh thường hoang mang, truyền tai nhau nhiều phương pháp để cứu tôm, trong đó có việc lén lút sử dụng tân dược. Nếu phát hiện thì chế tài xử phạt cũng không là bao so với số tiền họ đã đầu tư”, ông Khoa chia sẻ.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc kháng sinh trong danh mục cho phép sử dụng. Tuy nhiên, mức độ, liều lượng sử dụng phải hợp lý. Các chuyên gia thủy sản khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể gây tác dụng ngược, các vi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt. Ngoài ra, lạm dụng kháng sinh sẽ nguy hại cho hệ vi khuẩn trong hồ nuôi. Thực tế, chính tư duy “ăn xổi” của người nuôi khiến nhiều lần lâm vào cảnh “được mùa mất giá”. Những doanh nghiệp thu mua có thể bao tiêu sản phẩm giá cao lưỡng lự vì không kiểm soát được quy trình, chất lượng tôm nuôi.
Với phương pháp nuôi tôm tự phát hiện nay rất dễ xảy ra việc tồn đọng dư lượng kháng sinh cao trong tôm khiến tôm không đạt chuẩn để xuất khẩu, theo đó giá trị tôm sẽ bị giảm xuống, qua đó làm giảm giá thành xuất khẩu, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của các hộ nuôi.
Tại thông báo kết quả giám sát các chất độc hại trong thủy sản nuôi tháng 8 và tháng 9/2019 của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung bộ, Thừa Thiên Huế có 11 mẫu thủy sản nuôi được kiểm nghiệm. Theo đó, mặc dù không có mẫu tôm nào bị phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, nhưng lại có đến 8 mẫu không đạt giới hạn cho phép về chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu được phân tích để xuất khẩu.
“Việc sử dụng kháng sinh phù hợp trong nuôi trồng thủy sẽ ít ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con giống. Trước khi thu hoạch khoảng 15 ngày không sử dụng kháng sinh là cách tôm không có tồn dư kháng sinh khi test mẫu. Song, muốn tăng chất lượng sản phẩm để vươn tầm, người nuôi phải thay đổi tư duy, tiến tới nuôi tôm an toàn”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Phan Thị Thu Hồng khuyến cáo.
Bài, ảnh: Quỳnh Viên
Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế
- Giá tôm càng xanh thương phẩm tăng mạnh từ đầu tháng 1/2025
- Quy định mới về mức hỗ trợ với thủy sản bị thiệt hại do thiên tai
- Philippines: Nuôi thành công ấu trùng tôm mũ ni thành tôm giống
- Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD
- Azomite: 7 lợi ích đối với tôm thẻ chân trắng
- Grobest và hành trình nghiên cứu dinh dưỡng 360: Bí quyết tôm lớn nhanh, nuôi bền vững
- Tannin: Tăng cường miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng
- DDGS từ gạo: Sáng kiến mới giảm chi phí thức ăn cho tôm
- Brazil: Đình chỉ nhập khẩu tôm từ Ecuador
- Khan hiếm nguồn cung, tôm thương phẩm tăng giá
Tin mới nhất
CN,12/01/2025
- Giá tôm càng xanh thương phẩm tăng mạnh từ đầu tháng 1/2025
- Quy định mới về mức hỗ trợ với thủy sản bị thiệt hại do thiên tai
- Philippines: Nuôi thành công ấu trùng tôm mũ ni thành tôm giống
- Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD
- Azomite: 7 lợi ích đối với tôm thẻ chân trắng
- Grobest và hành trình nghiên cứu dinh dưỡng 360: Bí quyết tôm lớn nhanh, nuôi bền vững
- Tannin: Tăng cường miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng
- DDGS từ gạo: Sáng kiến mới giảm chi phí thức ăn cho tôm
- Brazil: Đình chỉ nhập khẩu tôm từ Ecuador
- Khan hiếm nguồn cung, tôm thương phẩm tăng giá
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt