Đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật để được chọn làm mô hình trình diễn qua các giai đoạn, đến nay, anh Lê Trọng Nghĩa ở ấp An Hải, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thành công trong việc làm kinh tế, vươn lên làm giàu và có nhiều đóng góp cho xã hội.
Sở hữu 4 ha đất nhiễm mặn, hoang hóa, chủ yếu là cây đước, nằm trên địa bàn ấp An Hải, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 2003, anh Lê Trọng Nghĩa được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp và thông qua các lớp tập huấn ngắn ngày, anh quyết định đào ao đắp bờ trên diện tích khoảng 1 ha, rồi tìm mua con giống thả nuôi quảng canh như cua lột, cua vỗ béo, cua gạch, cá kèo. Tuy bước đầu hiệu quả chưa cao nhưng cũng đem đến cho anh những tin tưởng với công việc nuôi trồng thủy sản trên vùng đất này.
Tiếp tục những năm sau đó, phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, anh Nghĩa dành thời gian đi tham quan các vùng nuôi tôm công nghiệp ở các tỉnh miền Tây, miền Trung rồi quyết định mở rộng diện tích nuôi. Khi có được diện tích ao lắng, ao xử lý, ao nuôi phù hợp với quy trình nuôi tôm công nghiệp, cơ sở của anh được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn làm mô hình trình diễn nuôi tôm sú mật độ 15 con/m2. Thực hiện mô hình này theo Nghị định 02 về khuyến nông, anh được hỗ trợ 100% con giống và 30% vật tư thiết yếu, 70% còn lại là phần đối ứng của gia đình. Sau 6 tháng triển khai, hiệu quả mô hình mang lại cho anh không những về kinh tế mà còn bổ sung thêm cho anh nhiều kiến thức, kỹ thuật về quy trình nuôi tôm công nghiệp.
Qua nhiều vụ nuôi, đáy ao nuôi bị lão hóa dần, trở nên trơ, thiếu khoáng chất và cấp độ lão hóa cũng tăng mạnh qua các năm kế tiếp. Nhận thấy việc độc canh con tôm không được thuận lợi như trước, anh Nghĩa lại tiếp tục tìm hiểu kỹ thuật qua thông tin đại chúng. Trong thời gian này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh khảo sát tìm điểm làm mô hình trình diễn về nuôi cá chẽm trong ao đất, cơ sở anh Nghĩa một lần nữa đủ điều kiện chọn triển khai xây dựng mô hình trong 8 tháng. Mô hình kết thúc được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh đánh giá cao sự thành công về hiệu quả kinh tế lẫn kỹ thuật cải tạo môi trường ao nuôi.
Anh Nghĩa kiểm tra ao nuôi tôm
Thấy rõ hiệu quả việc nuôi cá chẽm trong ao nuôi tôm không những cho năng suất cao mà còn giúp cải tạo, xử lý ao sau mỗi vụ nuôi tôm, anh Nghĩa đã nhân rộng mô hình bằng việc nuôi luân canh một đến hai vụ tôm với một vụ cá. Đối với tôm sú, anh nuôi mật độ 15- 20 con/m2, tôm thẻ nuôi mật độ 100 con/m2, cá chẽm anh thả nuôi 4- 5 con/m2. Cứ sau một hoặc hai vụ nuôi tôm anh lại cải tạo ao chuyển sang nuôi cá.
Nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cùng với sự học hỏi qua những chuyến tham quan thực tế, anh Nghĩa đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá để áp dụng vào việc nuôi trồng thủy sản trên 10 ao nuôi có diện tích mặt nước khoảng 4 ha. Mỗi năm gia đình xuất bán 70 tấn tôm sú, tôm thẻ và 25 tấn cá chẽm, tạo công ăn việc làm cho 5 lao động địa phương.
Nói về những thành công của anh Nghĩa, ông Phạm Duy Ân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ cho biết, ngoài việc là người nông dân sản xuất giỏi, anh còn nhiệt tình giúp đỡ các nông dân có hoàn cảnh khó khăn, tham gia đóng góp các hoạt động, phong trào của xã. Với nghị lực làm kinh tế và có nhiều đóng góp cho xã hội, anh Nghĩa trở thành 1 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc được vinh danh trong năm 2019.
Trọng Hoàng – TT Khuyến nông Bà Rịa – Vũng Tàu
Nguôn tin: Khuyến Nông VN
- Bến Tre: Tái chế bạt nhựa từ ao nuôi thủy sản thành gạch lát nền
- Rủi ro lớn, lợi nhuận cao – người dân “mạo hiểm” nuôi tôm vụ đông
- Doanh nghiệp thuỷ sản hưởng lợi gì khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ
- Cảnh giác với bệnh đốm trắng trên tôm khi La Nina tái xuất
- Giá tăng nhưng người nuôi tôm không còn nhiều để bán
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024: Giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 24% trong tháng 9/2024
- Nhiều công ty, thương lái tiếp thị thuốc thú y thủy sản cho hộ nuôi, trốn tránh sự quản lý của ngành chức năng
- Thức ăn chiếm tới 60% chi phí sản xuất tôm
- Công nghệ tách protein trong nuôi tôm: Giảm thiểu tác động tới môi trường
Tin mới nhất
T2,11/11/2024
- Bến Tre: Tái chế bạt nhựa từ ao nuôi thủy sản thành gạch lát nền
- Rủi ro lớn, lợi nhuận cao – người dân “mạo hiểm” nuôi tôm vụ đông
- Doanh nghiệp thuỷ sản hưởng lợi gì khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ
- Cảnh giác với bệnh đốm trắng trên tôm khi La Nina tái xuất
- Giá tăng nhưng người nuôi tôm không còn nhiều để bán
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024: Giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 24% trong tháng 9/2024
- Nhiều công ty, thương lái tiếp thị thuốc thú y thủy sản cho hộ nuôi, trốn tránh sự quản lý của ngành chức năng
- Thức ăn chiếm tới 60% chi phí sản xuất tôm
- Công nghệ tách protein trong nuôi tôm: Giảm thiểu tác động tới môi trường
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt