Sóc Trăng là tỉnh có tiềm năng rất lớn cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, trong đó, các địa phương gồm: Trần Đề, Cù Lao Dung và TX. Vĩnh Châu có tiềm năng cho cả nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi tôm nước lợ thâm canh lẫn bán thâm canh. Ngoài ra, một số địa phương khác như Mỹ Xuyên, Long Phú đã và đang phát triển mạnh nghề nuôi tôm nước lợ, đặc biệt huyện Mỹ Xuyên có mô hình nuôi tôm – lúa, nuôi tôm công nghệ cao phát triển ngày càng rộng tại các hộ nuôi trên địa bàn toàn huyện.
Đưa chúng tôi ra tham quan mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng VietGAP, anh Lâm Thành Lâm, ở ấp An Quới, xã An Thạnh 3 (Cù Lao Dung) bộc bạch: “Tôi gắn bó với nghề nuôi tôm được 15 năm, kinh nghiệm nuôi cũng đã nắm rõ nhưng thường mình nuôi tôm chưa đạt được sản lượng như mong muốn, chi phí nuôi cao. Mấy năm trở lại đây, tôi tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm do ngành chuyên môn triển khai nên đã cải thiện được các kỹ thuật nuôi theo hướng hiện đại, tăng năng suất. Hiện nay, tôi áp dụng quy trình nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng VietGAP, diện tích 2.500m2, gần thu hoạch nhưng chi phí nuôi giảm từ 10 – 15% và tôm có độ lớn đồng đều, chắc chắn sản lượng sẽ rất tốt sau thu hoạch…”.
Mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh hứa hẹn thu nhiều lợi nhuận
Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên Tăng Thanh Chí chia sẻ: “Theo Quyết định số 362/QĐ-UBND, ngày 27-2-2017 của UBND tỉnh phê duyệt “Rà soát, bổ sung, xây dựng, quy hoạch chi tiết và phát triển bền vững nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng vào quy hoạch thủy sản tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030″ thì năm 2020 Mỹ Xuyên có diện tích nuôi tôm là 18.000ha, sản lượng 32.850 tấn. Để đạt diện tích, sản lượng nêu trên, ngoài các hình thức nuôi tôm nước lợ, đơn vị còn đẩy mạnh thực hiện luân canh mô hình tôm – lúa. Trong những năm gần đây, hộ dân có điều kiện tốt tận dụng diện tích đất gần sông lớn, chuyển sang nuôi tôm theo hình thức siêu thâm canh – đây là hình thức nuôi hiện đại đạt năng suất cao hiện nay”.
Với hình thức nuôi tôm siêu thâm canh nhằm đảm bảo môi trường xung quanh, huyện Mỹ Xuyên đã khuyến cáo hộ nuôi phải xây dựng hệ thống quy trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, đặc biệt phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường. Theo thống kê, toàn huyện có diện tích nuôi tôm siêu thâm canh là 280ha/150 hộ nuôi, hầu hết các hộ nuôi đều có ý thức làm hệ thống chất thải. Qua số liệu hộ ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao cho thấy, chất lượng và sản lượng tôm nuôi nước lợ trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, góp phần tăng sản lượng tôm trên toàn tỉnh.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quách Thị Thanh Bình cho biết: “Diện tích nuôi tôm toàn tỉnh ước trên dưới 50.000ha/năm và theo chỉ tiêu của tỉnh giao thì đến cuối năm 2020 sản lượng tôm nước lợ đạt 167.000 tấn. Theo mục tiêu chung là sẽ phát triển tôm nuôi nước lợ thành ngành sản xuất hàng hóa, có hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và bền vững, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành thủy sản; thích ứng biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn; thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào ngành tôm, góp phần đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng; tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo đời sống kinh tế người dân ven biển”.
Để phát triển ngành tôm đến năm 2025 đạt sản lượng 355.000 tấn, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ quản lý tốt mùa vụ, vùng nuôi và bảo vệ môi trường sinh thái, bố trí đúng hình thức nuôi tôm theo từng đối tượng nuôi. Đồng thời, phát triển các mô hình hợp tác, liên kết dựa trên tổ chức các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) để hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, tập trung có sự tham gia của người nuôi, người cung ứng thức ăn, chế phẩm sinh học và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ; đẩy mạnh mô hình hợp đồng liên kết cung cấp các dịch vụ nuôi và tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với các THT, HTX, hạn chế qua các khâu trung gian để giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho người nuôi và doanh nghiệp; chuyển đổi cơ cấu một số vùng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thủy sản, điều chỉnh quy hoạch gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Ngành nông nghiệp sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, hệ thống sản xuất và phân phối giống, thức ăn, thuốc, vật tư đầu vào, hóa chất, ngành nghề phụ trợ phục vụ ngành nuôi tôm trên địa bàn tỉnh; quan trắc môi trường và kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, bảo vệ môi trường và các vùng nuôi tập trung; vận động, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân nuôi tôm áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm với việc thực hiện quy trình VietGAP, GlobalGAP, ASC, BMP; nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường tại các vùng nuôi; hạn chế tối đa sử dụng hóa chất, khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, hướng tới không sử dụng thuốc, kháng sinh cấm trong nuôi tôm…
- Lá đu đủ: Giải pháp tự nhiên bảo vệ tôm
- Kháng thể tự nhiên của tôm thẻ chân trắng đối với EHP
- Giá tôm tăng cao, doanh nghiệp chế biến đối mặt với thách thức
- Ao lót bạt: Giải pháp giảm phát thải đơn giản và hiệu quả
- Tầm quan trọng của bóng mát trong nuôi tôm biofloc
- Hệ thống biofloc trong nuôi tôm: Đánh giá toàn diện tiềm năng và hạn chế
- Benchmark: Chuyển nhượng mảng kinh doanh di truyền cho Novo Holdings
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
- Bột trứng: Nguồn protein tiềm năng trong nuôi tôm
Tin mới nhất
T4,04/12/2024
- Lá đu đủ: Giải pháp tự nhiên bảo vệ tôm
- Kháng thể tự nhiên của tôm thẻ chân trắng đối với EHP
- Giá tôm tăng cao, doanh nghiệp chế biến đối mặt với thách thức
- Ao lót bạt: Giải pháp giảm phát thải đơn giản và hiệu quả
- Tầm quan trọng của bóng mát trong nuôi tôm biofloc
- Hệ thống biofloc trong nuôi tôm: Đánh giá toàn diện tiềm năng và hạn chế
- Benchmark: Chuyển nhượng mảng kinh doanh di truyền cho Novo Holdings
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
- Bột trứng: Nguồn protein tiềm năng trong nuôi tôm
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt