1.Chọn vị trí và chuẩn bị lồng nuôi
Tôm hùm bị bệnh sữa
a. Chọn vị trí đặt lồng nuôi
+ Nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm hùm của Trung ương và địa phương; xa các khu vực cửa sông hoặc nơi có các nguồn nước ngọt đổ vào thủy vực.
+ Nước có dòng chảy nhẹ (10 – 100cm/s).
+ Nơi nguồn nước có độ mặn từ 28 – 36‰, nhiệt độ nước từ 26 – 300 C, pH từ 7,5 – 8,5, hàm lượng DO ≥ 5 mg/l, độ sâu mực nước > 8m (khi thủy triều xuống thấp nhất).
b. Thiết kế xây dựng lồng nuôi
+ Lồng nuôi phải đảm bảo chắc chắn và dễ làm vệ sinh, phù hợp với hình thức nuôi và vị trí đặt lồng nuôi.
+ Đối với kiểu lồng chìm: có dạng hình hộp chữ nhật. Kích thước lồng (dài x rộng x cao) tương ứng là 3 x 3 x 1,5m (diện tích lồng 9 m2, đối với lồng nuôi thương phẩm) và 1,5 x 1,5 x 1m (diện tích lồng 2,25m2, đối với lồng ương tôm giống), được thiết kế bởi các khung sắt có đường kính từ 2 – 20mm. Trên phần nắp lồng, đặt một ống nhựa có đường kính từ 90 – 114mm, dài khoảng 4 – 8m (đảm bảo phần nhô lên khỏi mặt nước từ 0,5 – 1m để thuận tiện trong việc cho ăn). Đáy lồng cách đáy khu vực đặt lồng nuôi tối thiểu 1m.
+ Đối với kiểu lồng nổi: có dạng hình hộp chữ nhật. Kích thước lồng (dài x rộng x cao) tương ứng là 2 x 2 x 4m (diện tích lồng 4m2, đối với lồng ương tôm giống) và 4 x 4 x 7m (diện tích lồng 16m2, đối với lồng nuôi thương phẩm), được thiết kế bởi các thanh gỗ chịu mặn hay vật liệu HDPE với các phao nổi, neo và dây neo cố định lồng.
2. Chọn giống và thả giống
– Chọn giống thả nuôi
+ Tôm hùm giống phải có kích cỡ đồng đều, cùng loài, bơi và búng nhanh nhẹn; đầy đủ các phần phụ, không bị tổn thương và có màu sắc đặc trưng của loài.
+ Tôm hùm giống có tỷ lệ dị hình không lớn hơn 0,5% và không bị nhiễm bệnh sữa do tác nhân Rickettsia like.
– Thả giống
+ Cỡ tôm hùm thả nuôi: chiều dài toàn thân từ 4,5 – 6,5cm.
+ Mật độ: 12 – 15 con/m2 lồng.
+ Giống được vận chuyển đến địa điểm nuôi nên đặt dụng cụ chứa tôm giống ở mặt nước lồng nuôi khoảng 1 giờ để cân bằng nhiệt độ với vùng 3 nước thả nuôi, sau đó đổ nước biển tại vùng nuôi từ từ vào dụng cụ chứa và thả tôm vào lồng nuôi.
3. Chăm sóc và quản lý
a. Giải pháp kiểm soát Rickettsia like bacteria (RLB) gây bệnh sữa trên tôm hùm (Panulirus spp.) nuôi lồng
* Giải pháp kiểm soát Rickettsia like bacteria (RLB) gây bệnh sữa trên tôm hùm nuôi lồng thông qua con đường thức ăn
– Thức ăn sử dụng là thức ăn tươi (cá liệt, cá sơn, cá mối). Trong 2 tháng đầu cho tôm ăn tần suất 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối, lượng cho ăn hàng ngày từ 30 – 40% khối lượng tôm. Từ tháng thứ 3 – 4, tiếp tục cho ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối, lượng cho ăn hàng ngày từ 20 – 25% khối lượng tôm. Sau 4 tháng nuôi, tôm được cho ăn một lần vào buổi sáng sớm, lượng cho ăn hàng ngày từ 15 – 17% khối lượng tôm.
– Khi tôm hùm nuôi đạt khối lượng khoảng 200g/con, sử dụng chế phẩm sinh học (có thành phần chính là Bacillus spp., Lactobacillus spp., hàm lượng 108 CFU/g), vitamin và khoáng chất (thành phần chính là vitamine C ≥ 6.000mg/kg và một số khoáng chất bổ sung như Cu, Zn có hàm lượng từ 4.000 – 7.000mg/kg) trộn vào thức ăn cho tôm hùm. Thời gian cho tôm sử dụng chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất, cụ thể ở Bảng 1.
Bảng 1. Hướng dẫn cho tôm ăn sử dụng chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất khi tôm hùm nuôi đạt khối lượng 200g/con
– Thực hiện bổ sung chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất vào thức ăn theo hướng dẫn sau:
+ Chọn thức ăn tươi, rửa thức ăn bằng thuốc tím nồng độ 5 – 10mg/l trong 10 phút, để ráo thức ăn trong 10 phút, cắt thành từng miếng nhỏ phù hợp với giai đoạn tôm nuôi.
+ Trộn thức ăn đã được cắt thành các miếng nhỏ với chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất theo tỷ lệ 5g chế phẩm sinh học + 5g vitamin và khoáng chất + 5g chất kết dính (Binder)/ 01 kg thức ăn. Sau khi trộn để 15 – 20 phút rồi mới cho tôm ăn.
* Giải pháp kiểm soát Rickettsia like bacteria (RLB) gây bệnh sữa trên tôm hùm nuôi lồng thông qua môi trường nước nuôi
– Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường nước tại lồng nuôi, từ đó có biện pháp kịp thời ứng phó với thay đổi của các yếu tố môi trường nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ của tôm nuôi.
– Tần suất kiểm tra các yếu tố môi trường nước, ngưỡng thích hợp và biện pháp xử lý khi các yếu tố môi trường nằm ngoài ngưỡng thích hợp cho tôm hùm nuôi được thể hiện cụ thể tại Bảng 2.
Bảng 2. Các thông số, tần suất kiểm tra, ngưỡng thích hợp và biện pháp xử lý các yếu tố môi trường nước trong quá trình nuôi tôm hùm lồng
b. Chăm sóc tôm nuôi
– Giảm lượng thức ăn cho tôm hùm vào những ngày biển động, thời tiết thay đổi nắng nóng hoặc mưa to.
– Trong quá trình thao tác đánh bắt, phân cỡ đàn tôm cần nhẹ nhàng, tránh xây sát cho tôm.
– Hàng ngày theo dõi tình hình sức khỏe tôm, loại bỏ vỏ lột và vớt thức ăn dư thừa.
– Định kỳ 1 tháng/lần, kiểm tra sự xuất hiện của RLB trong máu tôm hùm nuôi để có giải pháp kiểm soát RLB ở dưới ngưỡng 1,0 x 103 RLB/ml máu (kiểm soát số lượng RLB vượt ngưỡng bằng cách: cho tôm ăn thức ăn bổ sung chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất theo khoản a mục 4.1.3.1).
c. Quản lý lồng nuôi
– Không di chuyển lồng từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
– Ðịnh kỳ 10 – 15 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần. Có thể dùng vòi nước có áp suất lớn để loại bỏ bẩn bám ở lưới lồng nuôi.
– Sau 6 tháng nuôi hoặc kết thúc vụ nuôi tiến hành thay lưới lồng nuôi, lồng cũ được kéo lên khỏi mặt nước để chà rửa lưới, lồng nhằm loại bỏ chất bẩn bám, sau đó phơi nắng để sát trùng.
4. Thu hoạch
Sau 8 tháng nuôi, tôm hùm đạt kích cỡ 300 – 400g/con tiến hành thu hoạch.
5. Chỉ tiêu kỹ thuật của quy trình
Cỡ tôm hùm thả nuôi: chiều dài toàn thân từ 4,5 – 6,5 cm. Mật độ nuôi: 12 -15 con/m2 lồng. Thời gian nuôi: 8 tháng. Kiểm soát mật độ RLB trong máu tôm hùm nuôi < 1,0 x 103 RLB/ml. Trong quá trình nuôi, không xuất hiện bệnh sữa trên tôm hùm. FCR: 25 – 27. Tỷ lệ sống: ≥ 90%. Năng suất tôm trung bình: 4 kg/m2.
Viện Nghiên cứu NTTS II
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
- bệnh sữa li>
- Rickettsia Like Bacteria li>
- tôm hùm li> ul>
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Hội nghị Khách hàng Long Thăng năm 2024: Đột phá tư duy – Phát huy nội lực
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt