Que thử nhanh phát hiện độc tố gây bệnh trên tôm là kết quả của nhóm nghiên cứu Y Sinh học GMIF đến từ Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM do PGS.TS Trần Văn Hiếu chủ trì.
Nhóm nghiên cứu và sản phẩm que thử phát hiện bệnh trên tôm nuôi.
PGS.TS Trần Văn Hiếu cho biết, hoại tử gan tụy cấp (AHPND) là bệnh nguy hiểm trên tôm với tỷ lệ chết lên đến 100%, gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus mang plasmid mã hóa hai độc tố ToxA, ToxB. Ở Việt Nam, AHPND là bệnh gây thiệt hại lớn nhất đối với ngành nuôi tôm, gây tổn thất lớn về tài sản.
Hiện nay, các phương pháp phát hiện AHPND chưa đáp ứng được nhu cầu chẩn đoán nhanh tại thực địa. Chẩn đoán sớm sẽ giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh, góp phần hiệu quả vào sự phát triển kinh tế của hộ nông dân cũng như địa phương sở tại. Phương pháp que thử miễn dịch dựa trên tương tác kháng nguyên – kháng thể có tiềm năng lớn nhưng chưa được phát triển.
Giải bài toán này, nhóm các nhà khoa học đã thu thập thông tin và đánh giá toàn diện thực trạng bệnh AHPND trên 8 tỉnh nuôi tôm lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu đã phân lập được hơn 120 chủng.
Các chủng này lần lượt được giải trình tự và phân tích đặc điểm di truyền để cung cấp thông tin toàn diện về cơ chế gây bệnh và khả năng lây truyền. Trình tự mã hóa gene độc tố của các chủng đã lần lượt được công bố trên Ngân hàng Gene, Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ.
Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Trần Văn Hiếu cũng tiến hành khảo sát các thành phần của que thử và sản xuất được hơn 700 que. Các que thử đã được Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thủy sản vùng IV đánh giá có độ đặc hiệu 98% và độ nhạy 94% (cao hơn so với đăng ký ban đầu của nhóm là chỉ khoảng 80 – 90%).
Hiện nay, do chưa có bất kì sản phẩm que thử nào cho bệnh AHPND do V. parahaemolyticus gây ra trên thế giới lẫn ở Việt Nam nên có thể thấy được hiệu quả kinh tế – xã hội vô cùng to lớn của kết quả đề tài mang lại cho các tỉnh nuôi tôm trọng điểm vùng Tây Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Ông Trình Trung Phi, Giám đốc kỹ thuật Tập đoàn Việt Úc, Phó Chủ tịch Liên minh tôm sạch và Bền vững Việt Nam cho biết, bệnh trên tôm luôn là nỗi ám ánh của người nông dân. Thách thức của ngành nuôi tôm hiện nay là tôm chết xảy ra thường xuyên.
Người dân sử dụng kháng sinh để hạn chế tôm chết dẫn đến mối nguy lớn cho an toàn thực phẩm. Nếu giải quyết được vấn đề bệnh trên tôm, thu nhập của người nông dân sẽ rất cao. Nuôi tôm thẻ chân trắng 1ha có thể đem lại 3 – 6 tỷ lợi nhuận/năm.
Nhiều đề tài trong Chương trình Tây Nam Bộ đã giải quyết được vấn đề này. Lần đầu tiên trên thế giới, Việt Nam nghiên cứu được que thử phát hiện nhanh hai độc tố cơ bản trong nuôi tôm. Sản phẩm của PGS.TS Trần Văn Hiếu và cộng sự có ý nghĩa rất lớn trong phát triển ngành nuôi tôm trong nước.
“Các nghiên cứu này đã lấp lỗ hổng trong chuỗi giá trị ngành hàng tôm, đem lại giá trị cao cho người nông dân. Sau khi áp dụng, nhiều hộ nông dân đã gia tăng thu nhập đến 100%”, ông Trình Trung Phi nói.
Đề tài của nhóm nghiên cứu đã công bố được năm bài báo thuộc danh mục ISI lần lượt từ Q1-Q4, hai bài báo thuộc tạp chí trong nước. Đồng thời, đề tài cũng đã đào tạo được bốn thạc sĩ, góp phần đào tạo một tiến sĩ, và có hai sáng chế đã nhận đơn. Đề tài sẽ tiếp tục triển khai pha đánh giá hiệu quả của que thử ở quy mô lớn hơn đồng thời triển khai sản xuất thử có sự phối hợp với doanh nghiệp KHCN từ địa phương.
Để có thể chuyển giao được cho nông dân có thể sử dụng cần phải thử nghiệm thực địa tại ao nuôi tôm, bổ sung phần tài liệu hướng dẫn sử dụng que thử, cách lấy mẫu tôm, các bước chuẩn bị mẫu, cách đo…
Nguồn tin: Giaoducthoidai.vn
- bệnh trên tôm li>
- que thử li> ul>
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
Tin mới nhất
T4,14/05/2025
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
Các ấn phẩm đã xuất bản
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân